Tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều người bỏ bê việc dùng thuốc hàng ngày và lối sống không lành mạnh. Điều này sẽ âm thầm dẫn đến tổn thương nội tạng và cơn tăng huyết áp cấp cứu. Tình trạng tăng huyết áp cấp cứu có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Khi nào được gọi là tăng huyết áp cấp cứu?
Tăng huyết áp được gọi là tăng huyết áp cấp cứu khi chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) lớn hơn 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) lớn hơn 110 mmHg. Kèm theo đó là có tổn thương ở cơ quan trong cơ thể.
Trong trường hợp tăng huyết áp, người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:
- Đau đầu, nhìn mờ.
- Chảu máu mũi không cầm được.
- Đau thắt ngực.
- Động kinh.
- Lú lẫn.
- Khó thở.
- Cảm giác bồn chồn, lo âu.
- Buồn nôn, nôn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần phải biết về tăng huyết áp khẩn cấp
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Khi bệnh nhân tăng huyết áp có các biểu hiện trên, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bạn cần cung cấp cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng. Một số phương pháp sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và đánh giá tổn thương nội tạng, bao gồm:
- Đo huyết áp.
- Khám mắt để kiểm tra thương tổn.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Các phương pháp khác để xác định tổn thương cơ quan như: chụp X-quang, đo điện tim,…
Phân biệt tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp khẩn cấp là khi chỉ số huyết áp đo được >180/110 mmHg. Tuy nhiên, với tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp tăng rất cao nhưng chưa có tổn thương bên trong cơ thể.
Mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp là hạ huyết áp xuống dưới ≤160/100 mmHg trong vòng vài giờ đến vài ngày. Trong trường hợp huyết áp tăng rất cao nhưng chưa có tổn thương, bệnh nhân có thể được yêu cầu nghỉ ngơi yên tĩnh trong vòng 15-30 phút và tiếp tục theo dõi huyết áp. Sau đó mới cho dùng thuốc hạ huyết áp. Thuốc có thể sử dụng là Captopril đặt dưới lưỡi. Tuyệt đối không sử dụng nifedipin đặt dưới lưỡi vì có thể làm huyết áp hạ nhanh đột ngột.
Trong khi đó, khi nói tăng huyết áp, có nghĩa là đã có tổn thương xảy ra bên trong cơ thể. Và trong trường hợp này, cần được xử trí nhanh chóng kịp thời vì có nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Theo dõi huyết áp: Như thế nào cho đúng?
Tăng huyết áp cấp cứu nguy hiểm thế nào?
Tăng huyết áp cấp cứu là một tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Tổn thương các cơ quan bên trong cơ thể gặp trong tăng huyết áp bao gồm:
- Thương tổn hệ tim mạch: nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp, suy tim…
- Thương tổn hệ thần kinh: bệnh não tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chảy máu nội sọ,…
- Tổn thương tại thận: tiểu ra máu, suy thận…
- Thương tổn ở đáy mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ…
- Tiền sản giật, sản giật ở phụ nữ có thai: gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Bị tiền sản giật, người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu. Còn với thai nhi, sẽ làm thai nhi chậm phát triển, suy thai.
Tỷ lệ thương tật và tử vong của các trường hợp tăng cấp cứu phụ thuộc vào mức độ thương tổn của nội tạng và việc tuân thủ thuốc để kiểm soát huyết áp sau đó.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?
Nguyên nhân gây tăng huyết áp cấp cứu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. Trong đó, tăng huyết áp thường xảy ra ở những người bị cao huyết áp nhưng bỏ bê không điều trị trong thời gian dài. Những bệnh nhân này thường không uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác dẫn đến tăng huyết áp cấp cứu như sử dụng chất kích thích…
Xử trí thế nào khi có cơn tăng huyết áp cấp cứu?
- Xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân phải được nhập viện và theo dõi tại chuyên khoa tim mạch và cấp cứu.
- Dùng các thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn thuốc cụ thể tùy từng trường hợp có liên quan đến các bệnh kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân, theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, trước tiên cần điều trị để ổn định đường thở, nhịp thở và tuần hoàn. Bệnh nhân nên hạ huyết áp từ từ trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ với một thuốc huyết áp. Vì tính cấp cứu của tình trạng này nên các thuốc huyết áp thường sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch. Phác đồ điều trị tăng huyết áp cấp cứu sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
Chế độ ăn uống dành cho người bị tăng huyết áp cấp cứu
Thời gian đầu, người bệnh tăng huyết áp cấp cứu có thể phải có chế độ ăn uống khắt khe đến khi huyết áp ổn định trở lại. Người bệnh cần được hướng dẫn tuân theo thực đơn cho người cao huyết áp, bao gồm chế độ ăn ít muối. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân nếu bệnh nhân thuộc dạng thừa cân, béo phì.
Người mắc bệnh tăng huyết áp có thể phải nằm trên giường và hạn chế vận động cho đến khi tình trạng ổn định. Bạn sẽ hoạt động bình thường sau khi huyết áp đã được kiểm soát tốt.
Tuân thủ chế độ điều trị tăng huyết áp là rất quan trọng để phòng ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu. Khi bệnh nhân tăng huyết áp có các biểu hiện cấp cứu, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Tại bệnh viện các bác sĩ đo huyết áp, kiểm tra mắt để xem các tổn thương, xét nghiệm máu và nước tiểu cùng các phương pháp khác để đánh giá tình trạng bệnh.