Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàng ngàn người mỡ máu cao cải thiện sức khỏe đáng kể nếu tuân thủ chế độ ăn uống giảm hàm lượng cholesterol. Mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì? Câu trả lời cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
Kế hoạch ăn uống cho người bệnh mỡ máu
Nguyên tắc để giảm mỡ trong ngày cho người bị mỡ nhiễm máu là giảm hàm lượng cholesterol xấu bám dính trên thành động mạch. Nếu hàm lượng cholesterol quá dày sẽ dẫn tới tăng huyết áp, các bệnh liên quan về tim mạch. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh ngay tức thì dường như quá khó khăn. Cũng như việc bạn bắt đầu rèn luyện thể dục, cần phải có một thời gian để thích nghi.
Rất nhiều bệnh nhân bị mỡ máu thay đổi thói quen ăn uống đột ngột, không quen mùi vị dẫn tới chán ăn. Trong nhiều trường hợp quay trở lại thói quen ăn uống ban đầu. Vì vậy, việc lên kế hoạch ăn uống cho người bệnh mỡ máu là điều cần thiết. Dưới đây là kế hoạch “mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì” để cho bạn tham khảo:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn làm quen với các loại thực phẩm mới, từ bỏ dần dần các loại thực phẩm không tốt để giảm lượng cholesterol xấu.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, nội tạng động vật.
Bạn cần thay thế các loại mỡ heo, bơ bằng dầu thực vật; sữa toàn phần bằng sữa không kem; trứng chỉ ăn lòng trắng.
Giai đoạn 2
Theo các chuyên gia thì bạn nên giảm dần dần số lượng trong chế độ ăn của mình không vượt quá 170 – 230 g thịt/ngày.
Bạn nên cắt giảm mỡ, các sản phẩm của dầu mỡ như phô mai. Tăng cường ăn các loại ngũ cốc, củ đậu, rau cải và các loại trái cây.
Cắt giảm nhiều loại thức ăn chiên, xào sang nấu, luộc hoặc hấp.
Giai đoạn 3
Bệnh mỡ trong máu nên ăn gì trong giai đoạn 3 sẽ cắt giảm phần lớn lượng cholesterol về mức 100 mg/ngày. Nếu cơ thể của bạn thích ứng tốt, chỉ mất từ 2 đến 3 tháng là bạn có thể thực hành ăn uống giai đoạn này.
Ở giai đoạn 3, bạn nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau xanh. Hạn chế tối đa dùng mỡ động vật, kem sữa, kẹo chocolate, đồ chiên rán, thức ăn nhanh như khoai tây chiên,…
Tránh sử dụng dầu cọ, dầu dừa. Mà thay vào đó, bạn nên dùng các loại dầu có hàm lượng omega-3 cao như dầu ô liu, dầu cải, dầu hạt rum, dầu hướng dương,…
Đặc biệt, trong giai đoạn này, bạn tăng cường ăn các loại cá. Trong cá có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao mà lượng cholesterol thấp. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích rất được khuyến khích.
Bạn nên kiên trì rèn luyện với chế độ ăn theo các cấp độ tăng dần theo thời gian. Không nên thay đổi thói quen ăn đột ngột bởi cơ thể chưa thích nghi kịp, có thể gây ra các phản ứng phụ. Mỡ máu kiêng gì và ăn gì thì phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể.
Mỡ máu nên ăn gì? Thực phẩm tự nhiên tốt cho người bệnh mỡ máu
Rất nhiều người bệnh mỡ máu thường được khuyên ăn thuần chay. Tuy nhiên, các bác sĩ và các chuyên gia về mỡ máu cho rằng ăn chay là không cần thiết. Bạn chỉ nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại giàu chất xơ. Đồng thời, tăng nguồn dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm tốt như gợi ý dưới đây:
1. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì thô, các loại ngũ cốc như gạo lứt. Ngũ cốc này đặc biệt được bác sĩ khuyến khích dùng cho người bị bệnh mỡ nhiễm máu. Trong gạo lứt có chứa nhiều carbohydrate, chất xơ mà ít chất béo. Hơn nữa, ăn gạo lứt đem lại cảm giác no lâu, rất tốt để giảm cân.
2. Các loại đậu giàu protein
Đậu cung cấp rất nhiều protein. Các loại đậu như đậu lăng, đậu đỏ, đậu nành,… giúp giảm mỡ trong máu hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trực tiếp các loại đậu hoặc dùng các chế phẩm từ đậu như sữa đậu nành, tào phớ, chao, đậu tương,…
3. Dầu ô liu
Dầu ô liu là một thực phẩm không thể bỏ qua. Trong dầu ô liu chứa hàm lượng triglyceride thấp thay thế tốt cho chất béo no. Đồng thời dầu ô liu còn chứa hàm lượng calo cao. Nếu bạn đang muốn giảm cân nên tiêu thụ ít hơn 2 muỗng canh mỗi ngày.
4. Hành tây
Hành tây có tác dụng giảm cholesterol trong máu đáng kể, từ đó giúp giảm tình trạng xơ vữa động mạnh. Các bác sĩ cho rằng, người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít nhất khoảng 60gr hành tây có tác dụng phòng ngừa bệnh mỡ nhiễm máu.
5. Dưa leo
Dưa leo vừa rẻ, vừa mát có tác dụng giải khát và lợi niệu. Hơn nữa, trong dưa leo có chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện quá trình tiêu hóa, làm tăng tính đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
6. Rong biển
Hơn là một thực phẩm, rong biển được coi là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong rong biển có chứa hàm lượng iod có thể thay thế cho muối, chứa nhiều magie có tác dụng ngăn ngừa được sự hình thành mảng lắng đọng cholesterol ở thành mạch.
7. Ớt
Mỗi ngày người bệnh máu mỡ nên bổ sung thêm một chút ớt vào trong khẩu phần ăn của mình. Bạn có thể cho ớt khi nấu ăn, dùng cho nước chấm. Trong ớt chứa hàm lượng vitamin C cao có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả.
8. Mướp đắng (khổ qua)
Với những bạn có khả năng ăn được mướp đắng thì nên chế biến các món ăn từ loại thực phẩm này từ 1 đến 2 bữa ăn trong tuần của mình. Trong mướp đắng giàu vitamin C, vitamin B1 và nhiều loại khoáng chất có tác dụng giảm mỡ máu. Đồng thời tăng sức đề kháng của người bệnh khỏe mạnh.
9. Cần tây
Ăn cần tây rất mát, chứa nhiều vitamin, các loại khoáng chất, chất xơ có lợi cho đại tiện, loại trừ mỡ cứng trong đường ruột.
10. Cà rốt
Loại thực phẩm tiếp theo trong bảng liệt kê mỡ máu nên ăn gì đó là cà rốt. Bạn có thể dùng nước ép, sinh tố, nấu canh cà rốt để tăng cường các loại acid amin, enzym, khoáng chất và chất xơ hiệu quả. Đặc biệt, trong cà rốt chứa quercetin – một loại flavonoid tác dụng tăng cường lưu lượng máu động mạch vành, giảm mỡ máu, hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.
Ngoài các loại thực phẩm trên, bạn nên tăng cường ăn các loại hoa quả như táo, chuối, nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, rau cải, rau muống, mướp,.. giảm mỡ trong máu tốt.
Xem thêm: Giải đáp huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?
Mỡ máu kiêng ăn gì? Những thực phẩm người bị mỡ máu cao không nên ăn
Bên cạnh câu hỏi mỡ máu nên ăn gì thì mỡ máu kiêng ăn gì cũng được mọi người rất quan tâm. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị mỡ nhiễm máu không nên ăn.
1. Các sản phẩm thịt đỏ
Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol và các chất béo bị bão hòa trong máu cao, tăng lượng triglyceride. Bạn nên hạn chế sử dụng thịt đỏ, thịt da cầm, bơ, mỡ lợn, các nội tạng động vật,…
2. Thức ăn nhanh
Chất béo có trong các loại thức ăn nhanh làm tăng mức triglyceride trong quá trình chuyển hóa. Hạn chế dùng thức ăn nhanh nếu không thực sự cần thiết. Thay vào đó bạn hãy bổ sung cho cơ thể của mình những loại chất béo không bão hòa, lành mạnh, giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ,…
3. Đường tinh luyện
Nếu hỏi bệnh mỡ máu nên kiêng gì thì không thể bỏ qua đường tinh luyện. Trong các thực phẩm ăn hàng ngày như bánh mì trắng, sữa ngọt chứa đường tinh luyện rất nhiều. Đường sẽ kích thích sản sinh insulin càng nghiêm trọng cho người bị mỡ nhiễm máu.
Cùng với chế độ dinh dưỡng ăn gì chữa mỡ máu và kiêng mỡ máu trên đây, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ cự ly ngắn,… Cứ mỗi ngày một chút, thói quen ăn uống lành mạnh và thể dục điều độ sẽ giúp bạn cải thiện bệnh máu mỡ rõ ràng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về mỡ máu nên ăn gì và kiêng gì trên đây hữu ích cho bạn. Nếu lần kiểm tra sức khỏe định kỳ gần nhất của bạn có kết quả lượng insulin trong máu cao thì nên thiết lập chế độ ăn lành mạnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn nên tham khảo các lời khuyên của bác sĩ chuyên ngành để có phương án điều trị kết hợp ăn uống để tình trạng bệnh mỡ máu diễn biến tốt dần. Đón đọc nhiều hơn các thông tin hữu ích về sức khỏe trên YouMed hàng ngày bạn nhé! Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!