Ngày nay, huyết áp là bệnh lý khá phổ biến và chỉ số huyết áp được quan tâm rất nhiều. Vậy chỉ số này phản ánh điều gì về tình trạng sức khoẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
1.Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Giúp máu lưu thông đến các mô để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Huyết áp được tạo thành do lực co bóp của tim để đẩy máu đi và sức cản của động mạch.
Ở một người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say. Huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng.
Khi thư giãn, huyết áp ở mức bình thường. Nhưng khi ta vận động hoặc căng thẳng thần kinh đều có thể làm huyết áp tăng lên.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Huyết áp được thể hiện thông qua 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa hoặc huyết áp trên): huyết áp tâm thu của người khoẻ mạnh thường nằm trong khoảng từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu hoặc số dưới): huyết áp tâm trương của người khoẻ mạnh thường nằm trong khoảng từ 60 đến 89 mm Hg.
Mỗi người nên theo dõi chỉ số huyết áp của mình thường xuyên, tốt nhất là hàng ngày.
2.Chỉ số huyết áp theo cách phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
2.1 Chỉ số huyết áp bình thường
Huyết áp bình thường được xác định khi một người có huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 130mmHg và huyết áp tâm trương từ 60mmHg đến 85 mmHg.
2.2 Huyết áp thấp
Huyết áp thấp có chỉ số: huyết áp tâm thu
Huyết áp thấp làm cho máu không có áp lực bơm để di chuyển. Không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho sự hoạt động các cơ quan. Nhất là những cơ quan ở xa và trên cao. Đặc biệt là não nên có thể gây ra những triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn….
2.3 Huyết áp cao
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng thứ phát nguy hiểm. Gây ra các bệnh lý như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…. Làm cho nhiều người bị liệt, tàn phế và tử vong.
Các biến chứng tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam. Hiện nay, độ tuổi bị tăng huyết áp ngày càng trẻ hoá do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp được phân thành 5 loại dựa vào các chỉ số huyết áp:
Tiền tăng huyết áp
Người được chẩn đoán tiền tăng huyết áp có huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-90 mmHg. Khi ấy, tuy chưa bị chẩn đoán tăng huyết áp nhưng người này có nguy cơ rất cao. Cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên kèm theo thay đổi lối sống.
Tăng huyết áp độ 1
Thông thường, được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương khoảng 90-99 mmHg. Đây được xem là cao huyết áp độ 1.
Tuy nhiên, bạn chỉ bị kết luận là tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp cao trong thời gian dài. Nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả này thì bạn vẫn chưa thực sự bị cao huyết áp. Bạn cần theo dõi thêm một thời gian nữa để thực sự kết luận.
Tăng huyết áp độ 2
Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp độ 2 khi có huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109mmHg.
Giai đoạn này, nên thay đổi lối sống. Ăn uống lành mạnh hơn, cắt giảm lượng muối, giảm cân. Cần vận động nhiều hơn. Bên cạnh đó, kê thêm một hoặc nhiều loại thuốc để giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát.
Tăng huyết áp độ 3
Khi huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg. Điều này có nghĩa bạn đang nằm trong vùng nguy hiểm. Còn gọi là tăng huyết áp khẩn cấp hay cơn tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bạn cần được nhập viện và điều trị khẩn cấp.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị tăng huyết áp tâm thu (HATT ≥ 140mmHg) mà huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép (HATTr
3. Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp cao là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi. Tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ hoá. Đó là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề.
Huyết áp cao kéo dài gây tổn thương nặng nề lên cơ tim, thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim. Từ đó làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở và gia tăng khả năng tử vong. Huyết áp cao còn gây ra áp lực lớn kéo dài ở những cơ quan, có thể dẫn đến suy thận mãn và biến chứng ở mắt.
Nếu không điều trị kịp thời, huyết áp cao tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ. Bên cạnh đó còn bị nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
- Biến chứng lâu dài: Xảy ra với bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp nhưng không được chẩn đoán. Hoặc không tuân thủ dùng thuốc, theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp. Các biến chứng gồm: bệnh lý ở mắt, suy tim, đau thắt ngực, suy thận mạn.
4. Biện pháp phòng ngừa
Khi các chỉ số huyết áp trong mức bình thường, bạn cũng không nên chủ quan sức khỏe của mình. Ngay cả những người khoẻ mạnh cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Duy trì chế độ vận động và ăn uống lành mạnh để hạn chế khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hay tim mạch.
Những người lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Vì thế, việc phòng ngừa lại càng trở nên quan trọng. Để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, cần duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục và có chế độ ăn uống khoa học.
Bài viết trên đây hi vọng mang lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Về ý nghĩa của chỉ số huyết áp. Cũng như tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp thường xuyên để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Tăng huyết áp là bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề. Cùng Youmed tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp ở trẻ em nhé!
>>Xem thêm: Tăng huyết áp trẻ em: Phụ huynh nhất định phải biết