Van động mạch chủ hai lá là bất thường tim bẩm sinh thường gặp nhất trong dân số với tỷ lệ hiện mắc từ 1-2%. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều gấp 3 lần nữ giới. Chẩn đoán van động mạch chủ hai lá như thế nào? Bệnh có thể điều trị được không? Để trả lời những câu hỏi này, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô nhé!
Van động mạch chủ hai lá là gì?
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái (buồng tim nằm bên trái và phía dưới trái tim) và động mạch chủ (động mạch chính dẫn máu đến nuôi cơ thể). Ở người bình thường, van động chủ có ba lá. Tuy nhiên, một số người sinh ra đã có van động mạch chủ hai lá thay vì ba lá. Một số hiếm trường hợp bị van động mạch chủ một lá hoặc bốn lá. Van động mạch chủ hai lá làm van động mạch chủ hẹp lại (hẹp van động mạch chủ). Đặc điểm này làm van không thể mở ra hoàn toàn khi tim bơm máu, gây cản trở dòng máu từ tim ra cơ thể. Trong một số trường hợp, van động mạch chủ đóng không kín làm dòng máu chảy ngược trở lại về tâm thất trái của tim (hở van động mạch chủ). Hầu hết bệnh nhân sẽ biểu hiện triệu chứng khi trưởng thành hoặc trễ hơn. Một số bệnh nhân mắc bệnh cũng sẽ bị phình động mạch chủ. Ngoài ra, bất thường van này cũng làm tăng nguy cơ xảy ra bóc tách động mạch chủ. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, tiền sử bệnh trước đây và khám lâm sàng để chẩn đoán. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ nghe tim bằng ống nghe. Điều này giúp tìm kiếm âm thổi chỉ điểm van động mạch chủ lai lá. Đôi khi, bệnh có thể được phát hiện tình cờ trong khi đi khám vì bệnh lý khác. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim để chẩn đoán bất thường này. Siêu âm tim sử dụng sóng âm để tạo các hình ảnh chuyển động của tim. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá: Ngoài ra, các xét nghiệm hình ảnh học khác cũng có thể được chỉ định. Nếu bác sĩ cần thêm thông tin để đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ người bệnh. >> Tìm hiểu thêm Hẹp van động mạch chủ: Tất tần tật những điều cần biết Trẻ em và người lớn bị bệnh này sẽ cần được theo dõi và tái khám thường xuyên. Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ theo dõi bất kỳ thay đổi hoặc triệu chứng nào mà người bệnh có. Chẳng hạn, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng hẹp/hở van hay phình động mạch chủ nếu có. Những tình trạng như hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ và phình động mạch chủ cần được can thiệp. Khi đó, tuỳ thuộc và tình trạng sức khoẻ mà bác sĩ có thể lựa chọn những phương pháp điều trị sau: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ van đã bị tổn thương bằng một van cơ học hoặc van sinh học. Như van sinh học làm từ mô tim của bò, lợn hay người. Đôi khi có thể sử dụng chính van động mạch phổi của bệnh nhân để thay cho van động mạch chủ. Các van sinh học sẽ bị thoái hoá theo thời gian và cuối cùng cần được thay thế. Những bệnh nhân dùng van cơ học sẽ cần phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời. Điều này ngăn hình thành huyết khối. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và tác hại của từng loại van để cân nhắc loại nào sẽ phù hợp với bản thân. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông có bóng ở một đầu vào động mạch vùng bẹn và dẫn nó đến van động mạch chủ. Sau đó, bóng được bơm căng lên để mở rộng lỗ van. Khi hoàn tất, bác sĩ sẽ làm bóng xẹp lại và lấy ra. Phương pháp này có thể được dùng để điều trị hẹp van động mạch chủ ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Sau khi nong van bằng bóng ở người lớn, van thường có xu hướng tái hẹp. Bên cạnh tác dụng giảm tình trạng hẹp van, phương pháp này lại gây tăng dòng máu trào ngược qua van động mạch chủ ở một số bệnh nhân. Tạo hình van động mạch chủ ít khi được sử dụng trong điều trị van động mạch chủ hai lá. Để tạo hình van, bác sĩ có thể: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần động mạch phình ra nằm gần tim. Sau đó, phần bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng một ống ghép nội mạch. Bác sĩ cũng có thể thay thế hoặc sửa chữa van động mạch chủ trong quá trình này. Ở một số bệnh nhân, bác sĩ sẽ giữ lại van động mạch chủ và chỉ thay thế phần động mạch chủ phình ra. Sau khi chẩn đoán van động mạch chủ hai lá, bệnh nhân cần được chăm sóc suốt đời. Bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo rằng cha mẹ, con cái và anh chị em ruột của bệnh nhân cần được tầm soát và kiểm tra. Van động mạch chủ hai lá là bệnh tim bẩm sinh phổ biến, gây nên gánh nặng lớn cho y tế. Sau khi được chẩn đoán, người bệnh cần được theo dõi và tái khám suốt đời. Vì bệnh có thể di truyền, người thân của bệnh nhân như cha mẹ hay con cái, anh chị em ruột nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết trên của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về van động mạch chủ hai lá.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán van động mạch chủ hai lá bằng cách nào?
Những phương pháp điều trị van động mạch chủ hai lá là gì?
Thay van động mạch chủ
Nong van bằng bóng
Tạo hình van động mạch chủ
Phẫu thuật gốc động mạch chủ và động mạch chủ lên
Điều trị và chăm sóc thường xuyên, suốt đời