Tìm hiểu huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Hoa tam thất là một trong những loại thảo dược quý hiếm trong y học phương Đông. Đối với sức khỏe con người, loại thảo dược này có nhiều công dụng hữu ích. Vậy thì những công dụng tuyệt vời đó là gì? Và huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không? Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn đọc biết được câu trả lời cho thắc mắc này.

Hoa tam thất là dược liệu quý

Đặc điểm hoa tam thất

Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không, bạn đọc nên biết về những đặc điểm của hoa tam thất. Hoa tam thất là một loại cây thân thảo, cùng họ với nhân sâm. Đây là một loại cây sống lâu năm, còn có tên gọi khác là sâm tam thất, thổ sâm, điều thất nhân sâm hay kim bất hoán. Hoa tam thất có tên khoa học là Panax pseudoginseng.

Xem thêm: Nụ hoa tam thất: Vị thuốc quen thuộc nhiều công dụng

Hoa tam thất có màu lục vàng nhạt, kết thành từng cụm, mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Hoa có 5 lá đài răng ngắn, 5 cánh hoa rộng ở phía dưới, 5 nhị và 2 ô bầu. Quả của cây hoa tam thất thường có hình cầu hơi dẹt. Khi chín, quả có màu đỏ, hạt có màu trắng, hình cầu.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Cây tam thất thường ra hoa vào khoảng giữa mùa hè và ra quả vào mùa thu. Người dân trồng cây tam thất để lấy nụ hoa và rễ củ (còn gọi là củ tâm thất). Những bộ phận này được sử dụng với mục đích tăng cường, chăm sóc sức khỏe.

Hoa tam thất thuộc loại cây thân thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát

Hoa tam thất thuộc loại cây thân thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát

Công dụng hoa tam thất

Theo Đông y

Hoa tam thất là một loại được liệu có tính mát, vị ngọt. Công dụng chính là bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt, bổ huyết, an thần, ổn định giấc ngủ. Ngoài ra, hoa tam thất còn giúp phòng một số bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giúp lợi sữa.

Theo y học hiện đại

Hoa tam thất có chứa nhiều Saponin. Đây là hoạt chất có công dụng chống viêm nhiễm, phòng chống tình trạng lão hóa tế bào. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức đề kháng của hệ tim mạch.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoa tam thất còn chứa nhiều hợp chất có nhân Sterol, sắt, Canxi và các acid amin… Do đó, nụ hoa tam thất có tác dụng cầm máu, ổn định lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời giúp vững bền thành mạch, phòng chống bệnh thiếu máu.

Cụ thể, theo y học hiện đại, hoa tam thất có những công dụng sau:

  • Điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Hỗ trợ giảm cân cho những người thừa cân, béo phì.
  • Ổn định huyết áp, tăng cường chức năng hệ tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, gan mật,…

Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Như những gì bài viết vừa trình bày, hoa tam thất có thể giúp chúng ta cải thiện được tình trạng rối loạn huyết áp. Trong đó bao gồm cả huyết áp cao và huyết áp thấp. Bởi vì tình trạng huyết áp thấp là do lưu lượng tuần hoàn bị suy giảm. Người bị huyết áp thấp rất thường choáng váng, chóng mặt và dễ ngất xỉu.

Trong khi đó, hoa tam thất có công dụng bồi bổ khí huyết, hỗ trợ ổn định huyết áp. Đồng thời tăng cường sự hoạt động hiệu quả của hệ tim mạch. Ngoài ra, những dưỡng chất có trong hoa tam thất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhờ vậy, tim và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa được tình trạng hạ huyết áp xảy ra.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người già hiệu quả, an toàn

Cách dùng hoa tam thất cho người huyết áp thấp

Cách sử dụng hoa tam thất cho người huyết áp thấp

Chúng ta có thể dùng hoa tam thất tươi làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Có thể chế biến hoa tam thất cùng với thịt lợn, thịt bò. Ngoài ra, hoa tam thất khô có thể hãm lấy nước uống thay cho trà. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 đến 10 gram hoa tam thất khô và 500 ml đến 1000 ml nước sôi.
  • Tráng bình trà bằng nước sôi, cho hoa tam thất vào bình trà.
  • Kế đến, chế khoảng 100 đến 200 ml nước sôi vào, lắc nhẹ rồi đổ đi.
  • Châm lượng nước sôi còn lại vào bình, đậy kín nắp và đợi 10 phút, sau đó thưởng thức trà hoa tam thất.
  • Bạn có thể hãm bằng nước sôi nhiều lần để tận dụng tối đa dược chất có trong hoa tam thất.

Xem thêm: Những thực phẩm cho người huyết áp thấp mà bạn nên biết

Trà hoa tam thất rất tốt cho người huyết áp thấp

Trà hoa tam thất rất tốt cho người huyết áp thấp

Nên uống trà hoa tam thất lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa tam thất là vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Bởi vì uống trà hoa tam thất vào buổi sáng giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng, khỏe khoắn, tinh thần lạc quan. Uống trà hoa tam thất vào buổi tối giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Những lưu ý khi dùng hoa tam thất chữa bệnh

Hoa tam thất là một loại dược liệu khá lành tính, rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng vẫn có thể bị một số tác dụng phụ sau:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu phân lỏng.
  • Mệt mỏi, bủn rủn chân tay.
  • Đau đầu, xây xẩm, chóng mặt.

Nguyên nhân là vì uống hoa tam thất quá nhiều, không đúng cách sẽ làm đường máu hạ đột ngột và gây ra các tình trạng như trên. Chính vì vậy, khi dùng hoa tam thất chữa bệnh, chúng ta nên lưu ý:

  • Không sử dụng hoa tam thất quá nhiều trong một ngày. Không nên lạm dụng việc uống trà hoa tam thất.
  • Những trường hợp không nên sử dụng hoa tam thất: thận âm hư, đau bụng đi ngoài phân lỏng.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai là những đối tượng được khuyến cáo không nên uống hoa tam thất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không. Từ đó, các bạn hãy sử dụng hoa tam thất một cách hợp lý nhất để tăng cường sức khỏe. Đồng thời hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng hoa tam thất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *