Tăng huyết áp trở thành bệnh lý mạn tính rất phổ biến hiện nay. Bệnh còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì hầu như người bệnh không có bất kì biểu hiện rõ rệt nào. Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt làm tăng nguy cơ gây biến chứng nặng nề như bệnh tim, bệnh thận mãn, đột quỵ, v.v. . Vậy hiện nay có những phương pháp điều trị tăng huyết áp nào? Câu trả lời sẽ có qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô.
Huyết áp là gì?
Để hiểu hơn về cách điều trị tăng huyết áp và mục tiêu điều trị tăng huyết áp, hãy cùng tìm hiểu tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp bình thường sẽ dao động tăng và giảm nhẹ trong ngày.
Chỉ số huyết áp được thể hiện bằng hai con số, ví dụ 120/80 mmHg.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Con số đầu tiên, được gọi là huyết áp tâm thu, là áp lực trong động mạch khi tim đập.
- Con số thứ hai, được gọi là huyết áp tâm trương, là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Mức huyết áp bình thường của chúng ta là dưới 120/80 mmHg.
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường. Mức huyết áp càng cao và kéo dài lâu ngày sẽ càng có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ như bệnh tim, bệnh thận hoặc đột quỵ.
Nhận biết tăng huyết áp
Thật không may rằng người mắc bệnh tăng huyết áp hầu hết không có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo nào. Vì thế, nhiều người không biết mình mắc bệnh tăng huyết áp. Để nhận biết và chẩn đoán được tăng huyết áp, đo huyết áp là chứng cứ duy nhất.
Đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam có thể gặp ở một số người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không đặc hiệu và thường xảy ra cho đến khi huyết áp quá cao, có thể đe dọa tính mạng.
Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp
Cách tốt nhất để chẩn đoán tăng huyết áp là đo huyết áp. Ngoài việc đo huyết áp, bác sĩ sẽ hỏi thêm tiền sử, bệnh sử, yếu tố nguy cơ tim mạch và khám sức khỏe tổng quát. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện đo huyết áp cho bạn.
Huyết áp sẽ được đo nhiều lần để chẩn đoán chính xác. Ngoài đo huyết áp tại bệnh viện, tùy theo điều kiện và tình trạng tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ kèm theo, bác sỹ có thể khuyến nghị đo huyết áp tại các thời điểm như sau:
- Đeo máy Holter đo huyết áp liên tục 24h.
- Đo huyết áp tại nhà nhiều lần trong ngày và tối thiểu 5 ngày.
Bảng dưới đây là chỉ số chẩn đoán huyết áp sau khi đo nhiều lần tại các thời điểm:
|
Huyết áp tâm thu | Và/hoặc | Huyết áp tâm trương |
1. NVYT đo tại bệnh viện | ≥ 140 mmHg | ≥ 90 mmHg | |
2. Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ | ≥ 130 mmHg | ≥ 80 mmHg | |
3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) | ≥ 135 mmHg | ≥ 85 mmHg |
Phác đồ điều trị tăng huyết áp
1. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều đặn, điều trị đúng và điều trị lâu dài.
Huyết áp mục tiêu cần đạt khi điều trị tăng huyết áp là
Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi, cac yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh lý kèm theo mà mục tiêu huyết áp có thể thay đổi. Hãy hỏi bác sĩ về chỉ số mục tiêu điều trị huyết áp mà bạn cần đạt được.
Một điều cần lưu ý rằng, dù khi bạn thấy huyết áp đã ở mức cho phép vẫn cần tiếp tục điều trị huyết áp lâu dài kèm việc theo dõi huyết áp thường xuyên.
2. Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Thay đổi lối sống, tạo lối sống lành mạch là phương pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc hiệu quả:
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp tim và mạch máu khỏe mạnh và giúp bạn giữ cân nặng hợp lý. Nên tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Không hút thuốc: Hút thuốc làm hư hỏng các mạch máu làm tăng đáng kể nguy cơ không chỉ cao huyết áp mà còn cả bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
- Chế độ ăn hợp lý:
- Giảm ăn mặn (
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
- Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ, da mỡ động vật, đồ chiên rán.
- Giữ cân nặng hợp lý:
- Thừa cân hoặc béo phì có nghĩa là tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và oxy đi khắp cơ thể. Giữ cân nặng hợp lý giúp giảm căng thẳng cho tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột
3. Điều trị tăng huyết áp dùng thuốc
Loại thuốc mà bác sĩ kê để điều trị cao huyết áp phụ thuộc vào số đo huyết áp, các bệnh lý nền kèm theo và các yếu tố nguy cơ khác của bạn. Bác sỹ có thể phối hợp 2, 3 hoặc nhiều thuốc trị huyết áp để đạt hiệu quả tốt hơn.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến có thể là:
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Loại thuốc giúp thận loại bỏ natri và nước ra khỏi cơ thể.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Những loại thuốc này giúp giãn mạch máu và giảm áp lực lên thành mạch máu. Đồng thời, hạn chế giữ muối nước trong cơ thể.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): tác dụng tương tự thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc chẹn kênh canxi: giúp làm giãn mạch máu, làm chậm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim.
- Các nhóm thuốc phối hợp trị tăng huyết áp khác.
Phòng ngừa tăng huyết áp
Các phương pháp phòng ngừa tăng huyết áp thực chất gần như tương tự như điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc. Đó là thay đổi hành vi lối sống. Bao gồm:
- Hoạt động thể chất
- Không hút thuốc
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm hạn chế natri (muối) và rượu
- Giữ cân nặng hợp lý
- Quản lý căng thẳng
Nắm được tầm quan trọng của điều trị tăng huyết áp và tích cực tự quản lý bệnh của mình, bạn đã bảo vệ mình chống lại bệnh tim mạch, bệnh thận và phòng ngừa đột quỵ.