Hiểu đúng về bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là một trong những bệnh lý không hề hiếm gặp. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp. Vậy thì đối với bệnh lý này, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì? Hãy đọc qua bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Lâm Giang để tìm được câu trả lời nhé các bạn!

Chỉ số huyết áp ở người cao tuổi

Huyết áp người cao tuổi thường có chỉ số hơi cao hơn so với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó vẫn nằm dưới mức 140/90 mmHg nếu người đó không bị cao huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường ở người trung niên và người cao tuổi nói chung là 130 – 140 mmHg đối với huyết áp tâm thu. Và nằm trong khoảng 80 đến 89 mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Theo thống kê y tế ở nước ta nói chung, huyết áp thường tăng theo độ tuổi, đặc biệt khi một người ở độ tuổi trung niên. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người ở độ tuổi 50 với huyết áp bình thường sẽ tồn tại 90% nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp. Tình trạng này có thể xảy ra trong suốt giai đoạn còn lại của cuộc đời.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi hay cao huyết áp nói chung được mệnh danh là thủ phạm giết người một cách âm thầm. Bởi vì bệnh lý này thường không gây nên bất kỳ triệu chứng nào một cách rõ ràng. Hơn nữa, nó lại có thể gây nên ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Nói chung, bệnh cao huyết áp ở người già có nguyên nhân từ hậu quả của những bệnh lý hoặc thói quen xấu trong quá khứ. Chẳng hạn như:

  • Tình trạng nghiện rượu
  • Bệnh lý của thận
  • Các tuyến nội tiết,…

Mặt khác, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi gồm có:

  • Yếu tố gia đình: Bệnh tăng huyết áp có tính chất di truyền. Vì vậy, những người có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp thì khả năng mình cũng bị là rất cao.
  • Là giới nam.  Ðàn ông dễ bị bệnh cao huyết áp hơn so với phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ khi đến thời kỳ mãn kinh cũng dễ bị tăng huyết áp hơn so với lúc còn kinh nguyệt.
  • Độ tuổi. Bệnh cao huyết dễ xảy ra ở những người sau 35 tuổi trở đi.
  • Chủng tộc: Người da đen dễ bị cao huyết áp hơn so với người da trắng. Đồng thời, bệnh cao huyết áp ở người da đen cũng nặng hơn.

Người da đen có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người da trắng

Người da đen có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người da trắng
  • Béo phì. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ cao huyết áp so với người có cân nặng bình thường.
  • Bệnh tiểu đường. Tiểu đường và cao huyết áp là hai bệnh lý thường đi kèm với nhau. Rất hay kết hợp với nhau gây nên nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể.
  • Rượu. Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể xuất phát từ nguyên nhân uống rượu nhiều. Cũng có thể là do hậu quả của tiền sử nghiện rượu ở giai đoạn trước đó.
  • Thiếu vận động thể lực. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên cao huyết áp ở người cao tuổi.

Dấu hiệu tăng huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh huyết áp cao ở người già hay người cao tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người trẻ tuổi hoặc trung niên. Nói chung, hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều không gây ra những triệu chứng điển hình và rõ ràng.

Những dấu hiệu thường gặp bao gồm:

Đau đầu – dấu hiệu thường gặp của bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Đây là một trong những triệu chứng khá thường gặp của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi. Triệu chứng đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng. Có thể là những cơn đau ngắn hoặc kéo dài. Đôi khi, đau đầu làm cho người bệnh khó chịu, giảm tập trung, mất ngủ,…

Xuất huyết da niêm – triệu chứng phổ biến của huyết áp cao ở người già

Dấu hiệu này xảy ra do sự tăng áp lực của mạch máu. Kéo theo tăng tính thấm thành mạch. Kết hợp với cơ địa thành mạch yếu ở người cao tuổi nên dễ xuất hiện triệu chứng xuất huyết ở da hoặc niêm mạc. Điển hình như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu,…

Triệu chứng chảy máu cam

Triệu chứng chảy máu cam

Mệt mỏi hoặc lú lẫn – khá thường gặp trong bệnh cao huyết áp ở người già

Tình trạng này rất thường xảy ra mỗi khi huyết áp tăng cao. Sự tăng áp lực của động mạch làm giảm tưới máu đến các tế bào não. Từ đó gây nên những cơn lú lẫn, suy giảm ý thức. Nhiều trường hợp sẽ xảy ra dấu hiệu xây xẩm, chóng mặt làm cho người bệnh nhầm tưởng với bệnh rối loạn tiền đình.

Bên cạnh đó, do huyết áp tăng cao nên sức cản ngoại vi cũng tăng theo. Tình trạng tăng sức cản ngoại vi làm cho tim phải co bóp nhanh hơn, mạnh hơn. Chính điều này làm cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực.

Các vấn đề về thị lực thường gặp trong bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Cơ chế của tình trạng rối loạn thị lực là do thành mạch bị tổn thươn. Hậu quả là các thành phần của máu thoát ra khỏi lòng mạch máu. Bên cạnh đó, tình trạng xuất huyết, dịch thoát ra trên võng mạc dẫn đến phù võng mạc. Đồng thời, mạch máu co lại gây thiếu máu nuôi võng mạc cũng như thần kinh thị giác. Tất cả những cơ chế trên sẽ gây nên mờ mắt, phù gai thị.

Các triệu chứng khác trong bệnh huyết áp cao ở người già

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Nhịp tim không đều
  • Lo lắng
  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Vã mồ hôi
  • Đỏ bừng mặt từng cơn

Triệu chứng đau thắt ngực

Triệu chứng đau thắt ngực

Tăng huyết áp người cao tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng sau đây:

  • Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Suy thận cấp
  • Mờ mắt, suy giảm thị lực từ nhẹ đến nặng.
  • Đột quỵ não. Nguy hiểm nhất là xuất huyết não có thể gây tử vong đột ngột.
  • Biến chứng về lâu dài như: Suy giảm trí nhớ, suy tim, suy thận mạn,…

Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tùy theo mức tăng huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi mà các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp không dùng thuốc để điều trị huyết áp cao ở người già

Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp huyết áp người cao tuổi bị tăng nhẹ. Hoặc tăng huyết áp thành từng cơn trong những hoàn cảnh nhất định. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

  • Chế độ ăn nhạt, ít muối trong những bữa ăn hàng ngày.
  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau củ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước trong 1 ngày).
  • Bổ sung một số vi chất như: vitamin C, Omega-3, Coenzym Q10, Magne,…
  • Duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm.

Biện pháp dùng thuốc để điều trị bệnh cao huyết áp ở người già

Biện pháp này được áp dụng cho những trường hợp tăng huyết áp mức độ trung bình trở lên. Hoặc những trường hợp huyết áp không hạ sau khi áp dụng những biện pháp không dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh nên uống thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua thuốc uống tại nhà.

Thuốc hạ áp

Thuốc hạ áp

Phòng ngừa tăng huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Ngoài ra còn có một số biện pháp được khuyến nghị sau đây:

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý. Tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Tiết chế ăn uống. Hạn chế ăn mặn, ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, mỡ động vật.
  • Hạn chế uống nhiều và thường xuyên rượu bia cũng như các thức uống có cồn.
  • Quản lý tâm trạng của cơ thể, hạn chế tình trạng stress, căng thẳng tâm lý.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi. Từ đó, người bệnh cũng như những người thân nên biết cách phòng bệnh và trị bệnh. Mục đích là để bảo vệ sức khỏe tuổi già. Hạn chế tối đa những biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *