Hẹp van tim hai lá là một bệnh lý khá phổ biến. Nó chiếm hơn hơn 40% tổng số ca mắc bệnh tim mạch trên toàn thế giới. Hẹp van tim 2 lá không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, nặng ngực. Mà còn gây nhiều biến chứng, như suy tim phải, phù phổi, đột quỵ, nếu điều trị muộn. Bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn hiểu rõ hẹp van 2 lá là gì, dấu hiệu nhận biết và cách giảm rủi ro khi mắc bệnh hẹp van 2 lá.
Giải phẫu tim
Quả tim con người được chia làm 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải bởi van ba lá. Máu từ tâm thất phải được bóp lên động mạch Phổi qua van động mạch phổi đến Phổi. Tại đây, máu ít oxy, giàu CO2 được trao dổi để trở thành máu giàu oxy để theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. Tâm nhĩ trái thông với tâm thất trái qua lỗ van hai lá. Tâm thất trái co bóp đưa máu vào động mạch chủ qua van động mạch chủ. Từ đây, máu được đưa đi khắp cơ thể vể trao đổi oxy và chất dinh dưỡng.
Hẹp van 2 lá là như thế nào?
Cấu trúc giải phẫu của van 2 lá: van 2 lá, vòng van, dây thừng gân và cột cơ.
Cấu trúc này giúp cho van 2 lá mở ra để máu đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái và đóng lại không cho máu trào ngược về tâm nhĩ trái trong thời kì tâm thất phải bóp máu lên động mạch chủ.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Kích thước vòng van 2 lá thông thường khoảng 4 – 6 cm2. Vậy, hẹp van 2 lá là kích thước vòng van bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái, kéo dài thời gian đổ đầy tâm thất trái.
Hẹp van 2 lá tại sao lại nguy hiểm?
Hẹp van 2 lá có ý nghĩa khi vòng van nhỏ hơn 2 cm². Lúc này, tâm nhĩ trái cần một áp lực đủ lớn để đẩy được dòng máu xuống tâm thất trái. Từ đó, cơ tâm nhĩ thay đổi để thích ứng với sự làm việc kể trên. Các sự thay đổi như: dày giãn nhĩ trái, tăng áp lực tiểu tuần hoàn. Nhĩ trái giãn lại sinh ra các hậu quả: loạn nhịp nhĩ, huyết khối chèn ép các cơ quan lân cận.
Máu từ tâm nhĩ trái không xuống hết tâm thất trái trong một chu trình tim nên bị ứ lại. Lâu dần, sự ứ máu này dội ngược và gây các biến chứng theo trình tự như sau:
- Tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi: cản trở sự trao đổi khí tại màng phế nang mao mạch phổi, gây khó thở, ho bọt hồng, ho ra máu.
- Động mạch phổi: tăng áp động mạch phổi gây hở van động mạch phổi cơ năng.
- Tâm thất phải, tâm nhĩ phải: dày, dãn thất phải, hở van 3 lá cơ năng, suy tim phải.
- Tĩnh mạch ngoại biên nhất là chi dưới có thể sinh huyết khối. Huyết khối này một khi bong tróc có thể đi đến bất cứ nơi đâu trong cơ thể và gây tắc nghẽn mạch máu nuôi nơi đó, thường gặp nhất là động mạch phổi.
Về tâm thất trái, máu từ tâm nhĩ trái chỉ được đẩy xuống một phần nên lượng máu được tâm thất trái đưa ra đi nuôi cơ thể cũng giảm theo. Điều này dẫn đến mạch ngoại biên nhỏ, huyết áp bình thường hoặc thấp nhẹ.
Hẹp van 2 lá là do đâu?
Nguyên nhân gây ra hẹp van hai lá rất nhiều:
- Thấp tim: thường gặp nhất, chiếm 99% hẹp van hai lá cần phẫu thuật.
- Bẩm sinh: van 2 lá nhảy dù,…
- Vôi hoá lá van hai lá, vòng van hai lá.
- Biến chứng của cacinoid ác tính.
- Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp.
- Điều trị với methysergide (hiếm gặp): thuốc điều trị đau đầu do mạch máu.
- Khiếm khuyết biến dưỡng di truyền.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hẹp van hai lá là U cacinoid. Vậy U cacinoid là bệnh gì? Tìm hiểu ngay: U Carcinoid và những nguy hiểm tiềm ẩn khôn lường
Triệu chứng của hẹp van 2 lá?
Thông thường bệnh nhân hẹp van lá được phát hiện một cách tình cờ khi khám tim. Khi đang theo dõi bệnh nhân thấp khớp cấp hoặc vì một biểu hiện chức năng hay tai biến của bệnh.
Bệnh nhân hẹp van lá có thể sẽ không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi diện tích van giảm còn khoảng 1/3 lỗ van bình thường.
Các triệu chứng thường gặp:
- Khó thở: phần lớn là do sự giảm đàn hồi của phổi thường là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở khi làm việc gắng sức.
- Ho ra máu, khạc đàm hồng: do vỡ tĩnh mạch phế quản bị dãn hay vỡ mao mạch phổi vào phế nang.
- Đau ngực: khoảng 15% trường hợp có triệu chứng này, có thể do tăng áp lực tâm thất phải hay kết hợp với bệnh mạch vành.
- Hồi hộp: do rối loạn nhịp tim gây ra.
- Tắc nghẹn mạch máu đột ngột do huyết khối được sinh ra do máu ứ động tại tâm nhĩ hay do rối loạn nhịp tim.
- Chèn ép các cơ quan lân cận do tim to: chèn ép thanh quản gây khàn tiếng, chèn ép thực quản gây nuốt nghẹn.
- Các triệu chứng của suy tim phải: phù, gan to, báng bụng, tràn dịch màng phổi.
- Triệu chứng tại tim: có âm thổi đặc trưng cho hẹp van hai lá là “rù tâm trương”.
Các cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán hẹp van hai lá
Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện. Lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Trên đây, ta có thể ghi nhận các hình ảnh thể hình lớn nhĩ trái, nhĩ phải, thất phải; nhịp tim có đều hay không?
X-quang ngực thẳng: sử dụng tia X để thể hiện hình ảnh tim và phổi. Tại đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh tim to hay không? Có ảnh hưởng gì đến phổi hay chưa?
Siêu âm tim: kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh, hoạt động, cấu trúc của tim. Phương pháp nhạy cảm và chuyên biệt nhất để chẩn đoán bệnh.
Điều trị hẹp van tim hai lá
Những người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên với mức độ nghiêm trọng. Bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Lúc này, rất có thể bạn đã gặp phải biến chứng suy tim. Việc điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng của suy tim, hạn chế nhịp tim bất thường, và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, phòng nguy cơ đột quỵ.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Cũng như các bệnh lý về van tim khác. Thuốc không thể giải quyết những hư hỏng về cấu trúc của van. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng bệnh.
- Thuốc làm loãng máu (chống đông máu) có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm nguy cơ đột quị não, đau tim.
- Chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi giúp làm chậm nhịp tim và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
- Thuốc chống loạn nhịp có thể giúp kiểm soát cơ rung nhĩ, rối loạn nhịp do hẹp van tim.
- Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tích tụ dịch trong phổi và giảm bớt ho phù.
Một số ít trường hợp hẹp van hai lá sẽ phải điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng van tim, chẳng hạn:
- Bệnh nhân sốt thấp khớp
- Trước khi tiến hành các thủ thuật xâm lấn như nhổ răng, nội soi đại tràng…
- Sử dụng đông dược giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Đây là một trong những giải pháp được nhiều bệnh tim mạch lựa chọn để làm giảm triệu chứng đau ngực, nặng ngực, khó thở, do hẹp hở van.
Can thiệp, phẫu thuật hẹp van 2 lá
Khi điều trị bằng thuốc không kiểm soát được triệu chứng và biến chứng, thì việc can thiệp hay phẫu thuật để sửa chữa van, thay thế van là cần thiết.
- Nong hẹp van tim 2 lá bằng bóng qua da. Nó được áp dụng cho những bệnh nhân có van hai lá hẹp ít mà không cần phẫu thuật. Để thực hiện thủ thuật này, một ống thông được luồn qua tĩnh mạch của bệnh nhân đến tim. Đầu ống có một quả bóng khi đến van tim sẽ được bơm lên để nong van tim. Chúng giúp cải thiện lưu lượng máu chảy qua van.
- Sửa van, thay van hư hỏng bằng một van tim mới được áp dụng đối với những trường hợp nặng. Van mới có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Nó có thể đó là van kim loại (van cơ học), van sinh học hoặc van tự thân.
Tùy tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh nên sử dụng loại van nào.
Tùy theo mức độ nặng và nguyên nhân của hẹp van hai lá. Các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Các thuốc điều trị nội khoa chủ yếu làm giảm triệu chứng của suy tim sung huyết. Điều trị triệt để bệnh chì có phương pháp can thiệp nong van hoặc phẫu thuật thay sửa van. Dù áp dụng phương pháp điều trị nào. Bạn cũng nên theo dõi, tái khám thường xuyên để các bác sĩ kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.