Dùng thuốc trị mạch vành như thế nào là hợp lý?

Bệnh mạch vành là một bệnh lý tim mạch thường gặp ở người. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Việc dùng thuốc điều trị đôi khi không mang lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược đến sức khỏe. Vậy, dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành có thực sự tốt hay không? Có những cách nào điều trị mạch vành? Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bệnh mạch vành là bệnh lý như thế nào?

Bệnh mạch vành là gì?

Trước khi tìm hiểu những loại thuốc điều trị bệnh mạch vành hiện nay, bạn cần hiểu rõ thông tin về bệnh lý này là gì. Bệnh mạch vành (bệnh động mạch vành) là tình trạng tim không được cấp đủ máu do diện tích lòng động mạch vành dẫn máu đến nuôi tim bị thu hẹp.

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành xuất phát chủ yếu từ chứng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch. Bệnh mạch vành thường gặp ở người lớn tuổi, trung niên. Những người có tiền sử về bệnh cao huyết áp, thừa cân, đái tháo đường… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch gây ra

Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch gây ra

Triệu chứng của bệnh mạch vành

Những triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành bao gồm:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Đau thắt ở ngực trái.
  • Khó thở.
  • Bị hụt hơi.
  • Có cảm giác mệt mỏi…

Trên đây là những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh mạch vành. Bệnh lý này cần được điều trị sớm. Nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Điển hình là nhồi máu cơ tim. Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.

Những vấn đề thường gặp phải khi dùng thuốc trị mạch vành

Bị bệnh mạch vành kèm thiếu máu cơ tim dùng thuốc gì?

thuốc điều trị bệnh mạch vành chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi được dùng đúng bệnh với đúng liều lượng. Do vậy, thuốc có thể sẽ tốt với người này, nhưng chưa chắc đã tốt với người khác. Trường hợp bị bệnh mạch vành kèm theo những bệnh lý khác sẽ được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra loại thuốc phù hợp nhất.

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng: “Bị co thắt động mạch kèm thiếu máu cơ tim, uống mỗi ngày 1 viên Vastarel 35mg là đủ hay chưa?”

Theo các chuyên gia, khi mạch vành bị tổn thương sẽ dẫn đến các mạch khác trong hệ thống mạch đều bị ảnh hưởng theo. Mạch vành là một hệ thống mạch máu ở tim. Vì thế, trường hợp bị tắc hẹp sẽ gây ra bệnh mạch vành. Còn nếu bệnh nhân bị hẹp mạch máu não sẽ dẫn đến thiếu máu não, tắc mạch máu.

Trong trường hợp vừa bị bệnh mạch vành, vừa gặp phải bệnh lý thiếu máu cơ tim thì dùng Vastarel 35mg 1 viên mỗi ngày là chưa đủ. Lúc này, bạn nên dùng 2 viên/ngày. Loại thuốc điều trị bệnh mạch vành này có tác dụng làm tăng sự co bóp của tim. Nhờ đó, có lợi khi ngực bị đau thắt. Tuy nhiên, sẽ không thể chữa được tất cả bệnh lý về tim.

Người bệnh thường gặp cơn đau thắt ở ngực trái

Người bệnh thường gặp cơn đau thắt ở ngực trái

Bị bệnh mạch vành kèm thiếu máu cơ tim, thiếu máu não dùng thuốc gì?

Vậy trường hợp mắc bệnh mạch vành kèm thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, mỡ máu, cao huyết áp: Uống Dozidine 20mg và Ebitac 12.5 có được hay không?

Dozindine 20mg là loại thuốc chống đau thắt ngực. Ebitac 12.5 là thuốc chống cao huyết áp. Nếu chỉ 2 loại thuốc này chưa đủ để điều trị tất cả bệnh lý trên.

Để có thể biết thuốc điều trị bệnh mạch vành nào phù hợp, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. Lúc này, tuỳ theo trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, hở van tim, rung nhĩ dùng thuốc gì?

Trường hợp bị thiếu máu cơ tim cục bộ, rung nhĩ, hở van tim, tắc hẹp mạch vành, dùng thuốc gì là đúng? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân.

Để điều trị các bệnh này, bạn có thể dùng Acenocoumarol, Nebivolol, Glyceryl trinitrat 2,6mg, Atorvastatin. Tùy từng tình trạng bệnh và theo chỉ định của bác sĩ: Bạn có thể dùng thuốc trị mạch vành kèm các loại khác với liều lượng thích hợp.

Nếu bị hẹp mạch vành dưới 60% thì không quá đáng lo ngại. Bởi tỷ lệ này cho thấy, chưa nhất thiết phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe sinh hóa máu với tần số 2 lần/tuần. Bên cạnh đó sử dụng thuốc giãn mạch vành đều đặn. Nhờ đó, sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Bị mạch vành và huyết áp cao điều trị bằng thuốc gì?

Với trường hợp bệnh nhân bị tắc mạch vành 3 năm với tỷ lệ là 30%. Ngoài ra còn mắc bệnh lý cao huyết áp, các bác sĩ đã giải đáp như sau:

Trong trường hợp này cần phối hợp nhiều loại thuốc, gồm thuốc điều trị bệnh mạch vành và thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp. Xu hướng hiện nay thường kết hợp Coversyl và Amlodipin; hoặc Lacidipine với Amlodipin. Đây là các loại thuốc giúp kiểm soát một cách tốt nhất cả hai tình trạng bệnh này đồng thời.

Tắc hẹp 2 nhóm động mạch vành có cần dùng hai thuốc chống đông hay không?

Bị tắc hoàn toàn 2 động mạch chính và hẹp mạch máu 40% có thể dùng thuốc Nitromint. Theo đó, có thể dùng kèm thuốc chống đông máu Plavix. Tuy nhiên, khi đã sử dụng 1 loại thuốc chống đông thì nên thận trọng. Bởi loại thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Khi bổ sung thêm thuốc chống đông vón tiểu cầu như Aspirin sẽ khiến cơ thể khó chịu, nhưng bạn không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên nếu gặp tác dụng phụ, bạn nên nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để xin ý kiến về việc có nên dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành tiếp hay không.

Bị suy tim và hẹp động mạch vành được sử dụng loại thuốc nào?

Về cơ bản các loại thuốc được sử dụng cho điều trị 2 bệnh này đều có tác động lên quá trình chống đông để ngăn ngừa tình trạng huyết khối. Douplavin với sự kết hợp giữa Aspirin 75mg và Clopidogrel 100 mg là loại thuốc giãn mạch vành tạo ra tác dụng kép giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Bị suy tim và hẹp động mạch vành được sử dụng loại thuốc nào?

Bị suy tim và hẹp động mạch vành được sử dụng loại thuốc nào?

Cách xử trí khi dùng thuốc trị mạch vành xuất huyết dưới da

Một số loại thuốc chống đông như Plavix có thể làm xuất huyết dưới da. Khi gặp phải trường hợp này cần xem xét 2 yếu tố:

  • Kiểm tra xem ngoài vị trí đã xác định còn nơi nào khác bị chảy máu hay không. Nếu những vị trí này cũng bị chảy máu thì bạn nên xem lại quá trình sử dụng thuốc đã đúng hay chưa?
  • Kiểm tra lại chức năng đông máu và điều chỉnh liều lượng cũng như thành phần của các loại thuốc đang sử dụng. Trong trường hợp này nên giảm liều Clopidogrel và cân nhắc việc giữ nguyên Nitralmyl, ngoài ra nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng các loại thuốc điều trị bệnh mạch vành “đúng nơi đúng chỗ” hơn.

Bị bệnh tắc hẹp mạch vành kèm tiểu đường, không đặt stent có được không?

Thuốc trị mạch vành dành cho trường hợp này bao gồm Douplavin, Rosuvastatin, Concor, Coversyl,… và việc cân nhắc có đặt Stent hay không. Trường hợp này cần hiểu rõ về bệnh lý và thực tế bệnh nhân đang như thế nào để quyết định, chứ không thể dựa trên lý thuyết hay giấy tờ để quyết định được.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh mạch vành phát triển

Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh. Điều này hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh. Cụ thể:

Về chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần ăn đủ chất với chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn mặn, giảm sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol và chất béo cao. Ngoài ra, nếu bạn còn bị đái tháo đường nên giảm hẳn đồ ngọt và tinh bột bằng cách loại chúng ra khỏi bữa ăn.

Hạn chế ăn đồ ăn chứa cholesterol để ngăn ngừa bệnh mạch vành

Hạn chế ăn đồ ăn chứa cholesterol để ngăn ngừa bệnh mạch vành

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Không chỉ riêng với bệnh mạch vành, bất cứ bệnh lý nào cũng nên tập thể dục thể thao đều đặn. Bạn có thể chọn hình thức luyện tập từ nhẹ nhàng đến vận động mạnh, từ đơn giản đến phức tạp để nâng cao sức khỏe bản thân.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bỏ thuốc lá (nếu có) và tránh hít khói thuốc lá người khác thải ra môi trường.

Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bao gồm việc uống thuốc đúng theo đơn kê; tái khám đúng hẹn và chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Trong đó, tái khám đúng hẹn là quan trọng nhất. Điều này giúp biết được tình trạng bệnh lý như thế nào để có phác đồ điều trị hợp lý.

Có nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh mạch vành. Trong đó việc dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành vừa tác động trực tiếp, vừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Việc sử dụng thuốc chưa đúng cách hay thuốc không đáp ứng điều trị, không tái khám định kỳ dẫn đến việc bệnh mạch vành không được kiểm soát và điều trị tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *