Đo huyết áp tại nhà: Tầm quan trọng và cách đo chính xác

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính. Người bệnh phải kiểm soát tốt huyết áp để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn. Một trong những cách để kiểm soát tốt huyết áp là đo và theo dõi huyết áp tại nhà. Cùng Youmed tìm hiểu về các tip khi đo huyết áp tại nhà nhé!

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến. Bệnh nếu không được điều trị dễ dẫn đến nhiều biến chứng lên các cơ quan như mắt, tim, thận, não, mạch máu. Trong đó, đột quỵ là hậu quả nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong. Nếu có điều trị được cũng để lại nhiều hệ lụy. Một người được xem là tăng huyết áp khi đo huyết áp cho kết quả lớn hơn 140/90 mmHg.

đo huyết áp tại nhà

Một người được xem là tăng huyết áp khi đo huyết áp cho kết quả lớn hơn 140/90 mmHg.

2. Tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp tại nhà

Theo dõi huyết áp là cách kiểm soát tốt nhất huyết áp tại nhà. Đối với những người có tiền sử tăng huyết áp tại nhà thì theo dõi huyết áp có vai trò càng quan trọng hơn. Vậy nên, ngoài việc khám định kì, bạn cần phải có máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp đột ngột. Điều này có thể giúp phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra. Đo huyết áp tại nhà còn giúp bạn biết cách tự điều chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý.

Có hai hiện tượng đặc trưng khi đo huyết áp là: tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp giấu mặt. Tăng huyết áp áo choàng trắng là hiện tượng bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột khi ở bệnh viện nhưng ở nhà thì không. Tăng huyết áp giấu mặt lại là trường hợp ngược lại, người bệnh bị tăng huyết áp tại nhà. Khi đi khám bệnh thì người bệnh lại cho kết quả bình thường. Trong những trường hợp này, việc đo huyết áp tại nhà sẽ cung cấp cho bác sĩ thêm nhiều thông tin để đưa ra hướng điều trị đúng.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

3. Đo huyết áp tại nhà là gì?

Đo huyết áp tại nhà là xét nghiệm đo huyết áp được thực hiện ở bất kì đâu với thiết bị hỗ trợ bên mình.

Huyết áp có 2 thông số:

  • Số đầu tiên là huyết áp tâm thu. Nó đại diện cho trị số huyết áp khi tim co bóp.
  • Số thứ hai là huyết áp tâm trương. Nó đại diện cho huyết áp tối thiểu xảy ra khi tim nghỉ giữa các lần đập.

Hai giá trị huyết áp này được biểu thị ở đơn vị milimet thủy ngân (mm Hg). Trị số huyết áp được ghi dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Ví dụ, nếu huyết áp tâm thu của bạn là 140 mmHg và huyết áp tâm trương của bạn là 90 mmHg, phiếu khám sẽ ghi huyết áp của bạn là 120/80 (đọc là 120 trên 80).

4. Các loại thiết bị đo huyết áp được sử dụng phổ biến tại nhà

Huyết áp kế tự động

Huyết áp kế tự động, hay còn gọi là huyết áp kế điện tử, thường dùng pin để hoạt động. Túi hơi được quấn quanh cánh tay của bạn sẽ tự động bơm và xả khi bạn ấn nút bắt đầu. Sau một khoảng thời gian ngắn kết quả sẽ được hiện lên màn hình.

Huyết áp kế tự động, hay còn gọi là huyết áp kế điện tử, thường dùng pin để hoạt động

Huyết áp kế tự động, hay còn gọi là huyết áp kế điện tử, thường dùng pin để hoạt động

Loại huyết áp kế thường được tìm thấy ở siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm là thiết bị tự động.

Huyết áp kế cơ

Đây là một loại máy đo huyết áp cơ học, hay được các điều dưỡng sử dụng. Những thiết bị này thường bao gồm một túi hơi cánh tay, một bóng bóp để bơm túi hơi, một ống nghe và một đồng hồ đo huyết áp.

Đo huyết áp được tiến hành bằng cách quấn túi hơi xung quanh khuỷu tay. Đồng thời đặt tai nghe vào vùng da bên trên tĩnh mạch. Sau đó, bạn bơm hơi vào túi hơi sao cho không còn nghe tiếng mạch đập nữa thì ngưng. Bạn sẽ nghe tiếng đập khi dòng máu bắt đầu chảy trở lại khi hơi được xả ra từ túi khí.

huyết áp kế cơ

Đây là một loại máy đo huyết áp cơ học, hay được các điều dưỡng sử dụng

Huyết áp được hiển thị trên một mặt đồng hồ tròn có kim. Khi áp lực trong túi hơi tăng lên, kim sẽ di chuyển theo chiều đồng hồ. Khi áp lực túi hơi hạ xuống, kim đi theo ngược chiều đồng hồ. Lúc này, con số đọc được trên đồng hồ khi nghe tiếng dòng máu chảy đầu tiên chính là huyết áp tâm thu. Con số đọc được trên đồng hồ khi không còn nghe tiếng dòng máu chảy là huyết áp tâm trương.

Huyết áp kế di động

Huyết áp kế di động là một thiết bị nhỏ được đeo trong người suốt ngày, thường trong 24 hoặc 48 giờ. Thiết bị này sẽ tự động đo huyết áp của bạn.

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thiết bị này nếu nghĩ rằng bạn bị tăng huyết áp áo choàng trắng. Hoặc khi huyết áp của bạn dao động bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo loại thiết bị này.

Huyết áp kế di động

Huyết áp kế di động là một thiết bị nhỏ được đeo trong người suốt ngày, thường trong 24 hoặc 48 giờ

Cách theo dõi huyết áp tại nhà

1. Quy trình theo dõi huyết áp tại nhà

  • Giữ cơ thể cố định
  • Tránh hút thuốc hay dùng đồ uống có chất kích thích. Không tập luyện thể lực trong vòng 30 phút trước khi thực hiện cách đo huyết áp. Đảm bảo nghỉ ngơi yên lặng ≥ 5 phút trước khi đo.
  • Ngồi đúng tư thế: lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau.
  • Giữ tay trên mặt phẳng (ví dụ như bàn) và cánh tay ngang tim.
  • Mép dưới của băng quấn ngay trên nếp gấp khuỷu tay của bạn.
  • Đo nhiều lần: hơn 2 lần đo, cách nhau ít nhất 1 phút. Đo huyết áp vào buổi sáng trước khi uống thuốc bất kỳ và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách theo dõi huyết áp tại nhà

Đo hơn 2 lần, cách nhau ít nhất 1 phút

2. Theo dõi và ghi lại kết quả

  • Bạn nên đo huyết áp hàng tuần, bắt đầu sau 2 tuần thay đổi chế độ điều trị. Trong tuần trước khi đi khám lần kế tiếp bạn nên theo dõi huyết áp kĩ lưỡng.
  • Ghi lại các số đo một cách chính xác, mang đến cho bác sĩ xem ở mọi lần khám
  • Huyết áp cần được lấy trung bình của ít nhất 2 lần đo để ra quyết định lâm sàng.

3. Lưu ý cách đo huyết áp tại nhà

  • Băng quấn tay hợp kích cỡ: băng quấn quá chặt làm tăng huyết áp 2 – 10 mmHg
  • Quấn vào tay trần: quần áo chèn vào băng quấn làm tăng 5 – 50 mmHg
  • Đỡ cánh tay: cánh tay không có chỗ tựa làm tăng 10 mmHg
  • Không bắt chéo chân: khi bắt chéo chân huyết áp tăng 2 – 8 mmHg
  • Đỡ lưng/chân: lưng/chân không có điểm tựa làm tăng huyết áp 6,5 mmHg
  • Không nói chuyện: mất tập trung và nói chuyện làm tăng 10 mmHg

Đo và theo dõi huyết áp tại nhà để kiểm soát nguy cơ đột quỵ là cách sống chung với căn bệnh này tốt nhất. Tuân thủ dùng thuốc huyết áp ổn định 24 giờ. Không tự ý thay đổi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều chỉnh lối sống và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định – Bệnh động mạch vành ổn định) là loại bệnh lý thường gặp. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống cũng như chi phí điều trị, chăm sóc. Vậy, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là gì? Nguyên nhân, các dấu hiệu và cách phòng ngừa của bệnh?  Cùng Youmed tìm hiểu nhé!

>> Xem thêm: Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Nguyên nhân, nhận biết, phòng ngừa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *