Dị tật van hai lá bẩm sinh có điều trị được không?

Bạn hay con bạn mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là dị tật van hai lá bẩm sinh. Bạn muốn tìm hiểu thêm về các bệnh tim bẩm sinh. YouMed xin gửi đến bạn bài viết dưới đây. Hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản về bệnh lý dị tật van hai lá bẩm sinh. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tổng quan, triệu chứng dị tật van hai lá bẩm sinh

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

Dị tật van hai lá bẩm sinh là những dị tật xuất hiện ngay từ khi sinh ra (bẩm sinh). Và dị tật này ảnh hưởng đến van hai lá của tim. Van hai lá nằm giữa buồng trên bên trái của tim (tâm nhĩ trái) và buồng dưới bên trái (tâm thất trái).

1.1 Các dị tật van hai lá thường gặp, bao gồm:

  • Các lá van bị dày, cứng, biến dạng hoặc dính lại với nhau.
  • Bất thường với các dây chằng van. Chẳng hạn như dây ngắn và dày, dây gắn vào cơ tim gần van hai lá hoặc dây bị thiếu
  • Các vấn đề về mô tim hoặc cơ tim gần van hai lá

Những dị tật van hai lá này có thể khiến van hai lá không hoạt động bình thường. Một số dị tật van hai lá có thể dẫn đến hẹp van hai lá. Trong đó các lá van trở nên dày hoặc cứng hoặc hợp nhất với nhau. Điều này gây ra tình trạng giảm diện tích mở lá van và giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

1.2 Các dị tật khác

Các dị tật khác của van hai lá có thể dẫn đến hở van hai lá, trong đó các cánh không đóng chặt, khiến máu bị phụt ngược vào tâm nhĩ trái. Hở van hai lá cũng có thể do các vạt phồng ngược vào tâm nhĩ trái khi tim co bóp (sa van hai lá). Trong một số trường hợp, người ta có thể bị cả hẹp van hai lá và hở van hai lá.

Những người bị dị tật van hai lá cũng thường có thêm các dị tật tim bẩm sinh.

Những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân có khả năng mắc các bệnh tim bẩm sinh cao hơn các trẻ khác

Những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân có khả năng mắc các bệnh tim bẩm sinh cao hơn các trẻ khác

2. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, hỏi thêm về tiền sử bệnh tật và gia đình và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể nghe tim bằng ống nghe để kiểm tra tiếng thổi ở tim. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh van hai lá.

Dị tật van hai lá bẩm sinh thường được chẩn đoán bằng siêu âm tim. Siêu âm tim được sử dụng để ghi nhận hình ảnh chuyển động của các cấu trúc tại tim. Xét nghiệm này có thể cho biết cấu trúc của tim, các van tim và lưu lượng máu qua tim. Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để đánh giá xem có hẹp van hai lá hoặc hở van hai lá hay không.

Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp X-quang phổi hoặc điện tâm đồ, cũng có thể được tiến hành.

Siêu âm tim giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh, đánh giá trước và sau mổ

Siêu âm tim giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh, đánh giá trước và sau mổ

3. Điều trị

Việc điều trị dị tật van bẩm sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Và đặc biệt là dựa vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Các bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến bệnh bằng các buổi tái khám thường xuyên. Cuối cùng bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị tình trạng của mình.

3.1 Phẫu thuật có thể bao gồm:

a. Sửa van hai lá

Bác sĩ thường sẽ đề nghị sửa van hai lá ngay khi có thể. Vì phẫu thuật giúp bảo tồn van tim và có thể bảo tồn chức năng tim về lâu dài. Các bác sĩ phẫu thuật thường sẽ thực hiện sửa van hai lá ở trẻ em.

Để sửa van hai lá, bác sĩ phẫu thuật có thể vá các lỗ trên van; nối lại các lá van; tách các van bị dính; loại bỏ hoặc tái tạo lại cơ gần van; tách, rút ​​ngắn, kéo dài hoặc thay thế các dây chằng giữ van; hoặc loại bỏ mô van thừa để các lá van có thể đóng chặt lại. Các bác sĩ phẫu thuật có thể thu hẹp hoặc củng cố các cấu trúc vòng quanh van bằng cách cấy một vòng nhân tạo.

b. Thay van hai lá

Thay van hai lá. Nếu van hai lá không thể sửa chữa được, bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành thay van hai lá.

  • Trong thay van hai lá, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ van bị hỏng. Và thay thế bằng van cơ học hoặc van làm từ mô tim của bò, lợn hoặc người (van mô sinh học). Các van mô sinh học bị thoái hóa theo thời gian và cuối cùng thường cần được thay thế.
  • Những người đã thay van cơ học sẽ phải dùng thuốc kháng đông suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về lợi ích và rủi ro của từng loại van. Và thảo luận loại van nào có thể phù hợp với bạn.
  • Van mô sinh học và van cơ học có thể được sử dụng ở trẻ em và người lớn. Loại van cụ thể được sử dụng do bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật và gia đình quyết định sau khi đánh giá rủi ro và lợi ích.

Van Cơ học (bên trái) và van sinh học (bên phải)

Van Cơ học (bên trái) và van sinh học (bên phải)

3.2 Theo dõi

Trẻ em và người lớn đã phẫu thuật dị tật van hai lá bẩm sinh hoặc mắc dị tật van hai lá bẩm sinh sẽ cần được chăm sóc suốt đời bởi các bác sĩ đã được đào tạo về các bệnh tim bẩm sinh, chẳng hạn như bác sĩ tim bẩm sinh trẻ em và người lớn. Trẻ em và người lớn sẽ cần tái khám định kỳ để theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong bệnh của họ. Trong một số trường hợp, có thể cần thực hiện thêm các phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van, chẳng hạn như sửa chữa lại hoặc thay thế van không còn hoạt động.

Hầu hết các bệnh tim bẩm sinh, không ngoại trừ dị tật van hai lá bẩm sinh, đều cần phẫu thuật để có thể giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt trong tương lai. Việc theo dõi sau phẫu thuật cũng rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Hãy đưa trẻ đến tái khám thường xuyên để trẻ được chăm sóc sức khỏe cách tốt nhất.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *