Bạn thường xuyên nghe đến cụm từ “tăng huyết áp”, vậy bạn có thật sự hiểu rõ về nó chưa? YouMed xin thông tin đến bạn một số câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp (hay còn được gọi là cao huyết áp)
1. Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp?
Trong khi nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở hầu hết mọi người vẫn chưa rõ ràng thì việc sống lối sống ít hoạt động, chế độ ăn uống kém, béo phì, tuổi già và do di truyền đều có thể góp phần gây tăng huyết áp.
2. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?
Chỉ số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg), được viết là huyết áp tâm thu (áp lực của máu tác động lên động mạch khi tim co bóp), cùng với huyết áp tâm trương (áp lực của máu tác động lên động mạch khi tim giãn ra). Ví dụ: Chỉ số huyết áp được viết là 120/80 mmHg hoặc “120 trên 80”, có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg.
3. Thế nào là huyết áp bình thường?
Theo Ủy Ban Liên Quốc Gia về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Điều trị Tăng huyết áp đã phân loại các mức độ huyết áp thành nhiều mức:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Huyết áp bình thường: là khi huyết áp tâm thu dưới 120 VÀ huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
- Tăng huyết áp: là khi huyết áp tâm thu từ 120 – 129 VÀ huyết áp tâm thu dưới 80 mmHg.
- Tăng huyết áp (độ 1): là huyết áp tâm thu từ 130 – 139 HOẶC huyết áp tâm thu từ 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp (độ 2): là huyết áp tâm thu từ 140 trở lên HOẶC huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
4. Những bệnh nào liên quan đến việc tăng huyết áp?
Một số bệnh có liên quan mật thiết đến tăng huyết áp, bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: Một bệnh lý về động mạch gây ra bởi sự tích tụ các mảng bám hoặc chất béo trên thành mạch máu. Việc tăng huyết áp góp phần vào sự tích tụ này, bằng cách gia tăng áp lực tác động lên thành động mạch.
- Bệnh tim: Suy tim (tim không đủ sức để bơm máu đi đầy đủ), bệnh tim thiếu máu cục bộ (cơ tim không được nhận đủ máu và oxy), bệnh cơ tim phì đại do tăng huyết áp (Cơ tim trở nên dày lên và hoạt động bất thường), tất cả các bệnh trên đều liên quan đến tăng huyết áp.
- Bệnh thận: Tăng huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu và chức năng lọc của thận, do đó thận không thể bài tiết chất thải như bình thường. Bệnh thận cũng có thể gây ra tăng huyết áp, khi các chất điện giải (bao gồm natri) không được tiết đầy đủ ra khỏi cơ thể.
- Đột quỵ: Tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, bằng cách góp phần vào quá trình xơ vữa động mạch (có thể dẫn đến tắc nghẽn và/ hoặc hình thành cục máu đông), hoặc làm suy yếu thành mạch máu và làm vỡ nó.
- Bệnh về mắt: Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu rất nhỏ trong võng mạc.
5. Làm thế nào để tôi biết mình bị tăng huyết áp?
Tăng huyết áp thường không gây bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy bạn thường không cảm nhận bất thường nào về nó. Vì lý do đó, tăng huyết áp thường được chẩn đoán bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong khi khám định kỳ.
Nếu bạn có người thân bị tăng huyết áp hoặc có các yếu tố nguy cơ khác thì bạn cần hết sức lưu ý đến chỉ số huyết áp của bạn.
Khi huyết áp tăng cao thì bạn có thể cảm thấy bị đau đầu, đau ngực, khó thở hoặc mau mệt khi vận động. Vì vậy, bạn nên đi khám để đánh giá kịp thời tình trạng sức khỏe của mình.
6. Các cách điều trị tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp thường liên quan đến việc thay đổi lối sống và nếu cần thiết thì sẽ điều trị bằng thuốc.
Đối với bệnh tăng huyết áp, việc thay đổi lối sống bao gồm:
- Giảm cân.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn DASH, có nhiều trái cây, rau, giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt và ít muối và chất béo.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn.
- Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên (Hoặc các hoạt động khác như đi bộ).
- Hạn chế uống rượu.
- Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ nếu có mắc phải.
Xem thêm: Những cách bấm huyệt hạ huyết áp bạn có thể thực hiện
7. Tác dụng phụ của các loại thuốc tăng huyết áp
Cũng như các loại thuốc khác, thuốc tăng huyết áp cũng có tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc tăng huyết áp thường được kê đơn, kèm các tác dụng phụ phổ biến nhất:
- Thuốc lợi tiểu: Nhức đầu, yếu, hạ kali máu
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEIs): ho khan dai dẳng, nhức đầu, tiêu chảy, tăng kali máu
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs): Mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất, tiêu chảy, tăng kali máu
- Thuốc chẹn kênh Canxi: chóng mặt, rối loạn nhịp tim, phù mắt cá chân, táo bón
- Thuốc chẹn beta: Chóng mặt, giảm khả năng tình dục, buồn ngủ, mệt mỏi, chậm nhịp tim
- Thuốc đối kháng alpha – adrenergic (Thuốc chẹn alpha) : Chóng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực, buồn nôn, mệt mỏi, tăng cân
Ngoài ra, đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, thì mục tiêu điều trị tăng huyết áp là huyết áp tâm thu đạt 150 và huyết áp tâm trương đạt 90. Mục tiêu điều trị là 140/90 đối với người dưới 60 tuổi. Đối với những người trên 65 tuổi, mục tiêu huyết áp nhỏ hơn 130/85.
8. Chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh tăng huyết áp
Để giảm thiểu các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Chẳng hạn như chế độ ăn DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngăn ngừa tăng huyết áp), có hiệu quả trong việc làm giảm chỉ số huyết áp.
Chế độ này yêu cầu tuân thủ lượng thức ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày với các nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc.
Các bước sau đây cũng có thể giúp ích cho bạn:
- Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo
- Ít dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, chẳng hạn như thực phẩm chiên dầu
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt
- Hạn chế ăn thịt đỏ và đồ ngọt
- Thực phẩm chứa nhiều magie, kali và canxi (các loại hạt, khoai lang, chuối, sữa chua,…)
- Sử dụng ít muối cho mỗi khẩu phần ăn
9. Khi nào thì tôi cần gọi cho bác sĩ về vấn đề tăng huyết áp?
Nếu bạn được chẩn đoán tăng huyết áp thì việc bạn đi khám bác sĩ thường xuyên là rất quan trọng. Bác sĩ có thể trả lời những câu hỏi của bạn trong những buổi thăm khám.
Ngoài ra, bạn cần đi khám và trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp 2 tình huống sau:
- Bạn không đáp ứng với điều trị theo đơn thuốc hiện tại và huyết áp của bạn vẫn còn cao.
- Khi bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc tăng huyết áp, bác sĩ của bạn có thể sẽ điều chỉnh liều lượng của thuốc, hoặc thay một loại thuốc khác cho bạn.
10. Các loại thuốc nào có thể gây tăng huyết áp?
Có một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh khác có thể làm tăng huyết áp. Chúng bao gồm amphetamines, methylphenidate (Concerta, Metadate, Methylin, Ritalin), corticosteroids, hormon (bao gồm thuốc tránh thai), một số loại thuốc trị đau nửa đầu, cyclosporine và erythropoietin.
Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa pseudoephedrine và ephedrine (ví dụ: thuốc điều trị dị ứng, thuốc điều trị cảm lạnh và thuốc ức chế sự thèm ăn) có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên đừng ngừng dùng những loại thuốc đã được kê đơn, mà không trao đổi với bác sĩ của bạn.
Xem thêm:
Bỏ túi một số bí kíp khi đi khám bệnh Tăng huyết áp
Tăng huyết áp vô căn và những điều chưa biết
Tăng huyết áp cấp cứu và những điều cần biết