Bệnh lý động mạch cảnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lý động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não thoáng qua và tai biến mạch máu não. Bệnh lý này diễn ra âm thầm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này ở bài viết dưới đây của Bác sĩ Ngô Minh Quân.

Bệnh lý động mạch cảnh là gì?

Động mạch cảnh là mạch máu đi từ ngực qua cổ, vào trong não (xem hình). Có hai nhóm động mạch cảnh làm nhiệm vụ cung cấp máu cho não bộ.

Bệnh lý động mạch cảnh là một những bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa thành lập ở thành các động mạch cảnh. Khi các mạch máu này xuất hiện các mảng xơ vữa thì lòng các mạch máu bị hẹp đi. Bệnh nguy hiểm nhưng thường không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng để nhận biết từ sớm.

Bệnh lý động mạch cảnh là bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não

Bệnh lý động mạch cảnh có những triệu chứng gì?

Mắc bệnh lý động mạch cảnh thường dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não hoặc tai biến mạch máu não. Tuy nhiên bệnh lý này không phải luôn luôn biểu hiện thành các triệu chứng.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

1. Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do các vấn đề liên quan đến mạch máu. Bệnh lý động mạch cảnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não bởi vì những đoạn bị hẹp có thể hình thành các cục máu đông và làm nhồi máu não. Những cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong tróc có thể di chuyển lên não và tắc nghẽn lại ở các mạch máu nhỏ hơn.

Một số bệnh nhân may mắn tai biến nhẹ có thể hồi phục tốt mà không để lại di chứng nào. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân gặp những thiếu hụt thần kinh lớn sau tai biến. Những di chứng đó có thể bao gồm như:

  • Mất khả năng nói hoặc nghe hiểu.
  • Liệt nửa người.
  • Không thể tự thực hiện các hoạt động thường nhật và chăm sóc bản thân.

Bệnh lý động mạch cảnh có thể làm mất khả năng nói, nghe hiểu và liệt nửa người

2. Thiếu máu não thoáng qua (TIA – transient ischemic attack)

Về bản chất cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như một tai biến mạch máu não. Tuy nhiên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và thường không gây tổn thương não bộ. Thiếu máu não thoáng qua thường xuất hiện khi những mạch máu ở não co thắt sau đó tự trở lại bình thường.

Bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua thường xuất hiện những triệu chứng tương tự như tai biến nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Những người này có cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ rất cao mắc phải một đợt tai biến mạch máu não thật sự trong tương lai.

Chẩn đoán bệnh lý động mạch cảnh như thế nào?

Bên cạnh việc hỏi bệnh kỹ lưỡng và thăm khám toàn diện thì bác sĩ có thể dùng ống nghe để thăm khám vùng động mạch đi qua. Việc làm này giúp phát hiện được những âm thổi hoặc âm thanh bất thường liên quan đến tình trạng hẹp của động mạch cảnh.

Để chắc chắn thêm chẩn đoán những phương tiện cận lâm sàng sẽ giúp ích thêm như:

  • Siêu âm động mạch cảnh: đây là cách khảo sát động mạch cảnh bằng sóng siêu âm.
  • Cộng hưởng từ mạch máu (MRA) : đây là phương tiện cận lâm sàng giúp cung cấp những hình ảnh gián tiếp về tình trạng của động mạch cảnh. Về nguyên tắc giống như chụp cộng hưởng từ ở những bệnh lý khác. Trước khi thực hiện MRA, người bệnh có thể cần tiêm thuốc cản từ. Việc này giúp hiện hình mạch máu và khảo sát chút dễ dàng hơn.
  • Chụp cắt lớp mạch máu CTA : đây là phương tiện khảo sát hình ảnh động mạch cảnh bằng tia X hay còn gọi là cắt lớp vi tính. Trước khi thực hiện tương tự với MRA thì bệnh nhân  có thể cần tiêm thuốc cản quang nhằm mục đích khảo sát được chính xác hơn.

Ngoài ra ở một số trường hợp còn cần dùng phương tiện chụp mạch não đồ “cerebral angiogram”.

Điều trị bệnh lý động mạch cảnh như thế nào?

Việc điều trị bệnh lý động mạch cảnh nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến thành những đợt tai biến mạch máu não. Những phương pháp điều trị như:

1. Thay đổi lối sống tích cực

Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não bằng những cách:

  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Sống năng động, suy nghĩ tích cực.
  • Giảm cân nếu đang thừa cân.
  • Ăn theo chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh và trái cây.

2. Điều trị thuốc

Mỗi bệnh nhân khác nhau cần dùng những loại thuốc, liều lượng khác nhau để đạt được hiệu quả ngăn ngừa tai biến mạch máu não xảy ra. Tổng quát thì những thuốc có thể được sử dụng gồm có:

  • Thuốc huyết áp.
  • Nhóm Statin, giúp giảm cholesterol.
  • Nhóm thuốc ngăn hình thành cục máu đông.

Video chia sẻ thông tin chi tiết về nhóm thuốc Statin:

Biên tập bởi: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long

3. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ cần chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mảng xơ vữa trong động mạch cảnh.

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định ở những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cơn thoáng thiếu máu não hoặc tai biến mạch máu não do mảng xơ vữa đóng tại các động mạch cảnh.

4. Đặt stent động mạch cảnh

Đặt stent động mạch cảnh thường được thực hiện bằng cách đưa những dụng cụ đặc biệt được gọi là các stent vào trong lòng của động mạch cảnh bị bệnh. Những dụng cụ này được thiết kế để mở và giữ cho động mạch cảnh không bị hẹp. Phương pháp này thường được cân nhắc về rủi ro biến chứng cao nếu người bệnh từ 70 tuổi trở lên.

Đặt stent động mạch cảnh thường được thực hiện cho người bệnh trên 70 tuổi

Phương pháp điều trị nào phù hợp với tôi?

Việc lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp với mỗi cá nhân người bệnh phụ thuộc vào:

  • Bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua hay tai biến mạch máu não liên quan đến bệnh lý động mạch cảnh hay chưa;
  • Mức độ tắc nghẽn động mạch cảnh do mảng xơ vữa;
  • Độ tuổi bệnh nhân;
  • Giới tính nam hay nữ;
  • Các vấn đề sức khỏe khác kèm theo.

Những chủ đề nên hỏi bác sĩ

Nếu bác sĩ chỉ định việc phẫu thuật/ đặt stent thì hãy đưa ra các câu hỏi để được bác sĩ giải thích về:

  • Tỷ lệ xuất hiện tai biến mạch máu não trong vòng 5 năm tới nếu KHÔNG thực hiện phẫu thuật/ thủ thuật đặt stent là bao nhiêu.
  • Liệu phẫu thuật/ thủ thuật có thể giảm bớt bao nhiêu tỷ lệ xuất hiện tai biến mạch máu não.
  • Rủi ro biến chứng của phẫu thuật/ thủ thuật.
  • Kinh nghiệm và tay nghề của phẫu thuật viên.

Hãy tập thói quen ăn uống khoa học để có được sức khỏe tốt nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý động mạch cảnh. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về bệnh lý đặc biệt này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *