Bạn đã biết thế nào là huyết áp bình thường, huyết áp bất thường?

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, các bệnh liên quan về huyết áp ngày càng phổ biến. Vậy đâu là ngưỡng huyết áp bình thường, đâu là bất thường? Và làm thế nào để duy trì ngưỡng huyết áp bình thường? Cùng tìm hiểu qua bài viết của dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy nhé!

1. Huyết áp bình thường

Nhận biết huyết áp bình thường

Để đánh giá huyết áp, người ta dựa vào huyết áp tâm thu  và huyết áp tâm trương.  Hai chỉ số này tương ứng với số hiển thị phía trên và phía dưới khi đo huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường ở một người trưởng thành vào khoảng 120/80, đo ở trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ số huyết áp bình thường có thể thay đổi theo độ tuổi như sau:

Lứa tuổi Chỉ số huyết áp (mmHg)
1 – 12 tháng tuổi 75 – 100 / 50 – 70
1 – 3 tuổi 80 – 110 / 50 – 80
3 – 5 tuổi 80 – 100 / 50 – 80
5 – 13 tuổi 85 – 120 / 55 – 80
13 – 18 tuổi 95 – 140 / 60 – 90

(Trong đó: huyết áp tâm thu là số nằm trước dấu “/”, huyết áp tâm trương nằm sau dấu “/”).

2. Huyết áp bất thường

2.1 Huyết áp cao

Là chỉ số huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

huyết áp bình thường, huyết áp bất thường

Huyết áp cao là chỉ số huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

2.1.1 Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp ở người cao huyết áp bao gồm:

  • Đau đầu
  • Thở dốc
  • Chóng mặt
  • Đau ngực
  • Đánh trống ngực
  • Chảy máu cam

huyết áp bình thường, huyết áp bất thường

Một số triệu chứng thường gặp ở người cao huyết áp

Có rất nhiều trường hợp cao huyết áp không biểu hiện ra ngoài. Tăng huyết áp có thể diễn tiến rất âm thầm. Vì vậy, cần cẩn trọng theo dõi, đo huyết áp thường xuyên ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid; người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống rượu,…

2.1.2 Phòng ngừa cao huyết áp

Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này thông qua việc thay đổi lối sống hằng ngày, ví dụ:

Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh:

  • Ăn nhiều hoa quả và rau củ mỗi ngày.
  • Giảm khẩu phần chất béo bão hòa và tổng lượng chất béo mỗi ngày. Ăn các sản phẩm ít mỡ.
  • Giảm ăn muối: sử dụng khoảng dưới 5 gam muỗi mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê).
  • Bia rượu: hạn chế sử dụng rượu bia.

Thuốc lá: cố gắng cai thuốc lá. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tránh xa khói thuốc để phòng việc hút thuốc thụ động.

Vận động cơ thể: chăm tập thể dục thể thao thường xuyên luôn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Bạn nên tập ít nhất 3 lần/tuần, và mỗi lần ít nhất 30 phút để đem đến lợi ích cho tim mạch.

2.2 Huyết áp thấp

huyết áp bình thường, huyết áp bất thường

Huyết áp thấp là huyết áp

Huyết áp

2.2.1 Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Một số nguyên nhân gây nên huyết áp thấp có thể kể đến như sau:

  • Tiêu chảy, mất máu,…;
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng;
  • Thay đổi tư thế đột ngột (nhất là ở người già và phụ nữ có thai);
  • Bệnh nội tiết;
  • Bệnh tim mạch;

2.2.2 Triệu chứng & Điều trị

Tụt huyết áp có thể gây ra một số triệu chứng sau đây:

  • Ngất xỉu;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Nhìn mờ;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Da lạnh nhợt nhạt;
  • Thở nhanh, nông;

Khi gặp các triệu chứng như trên, có thể dùng một số phương pháp dễ thực hiện được liệt kê dưới đây để giảm thiểu tình trạng này:

Cách thực hiện Nội dung
Sơ cứu – Cho người bệnh uống 2 cốc nước hoặc trà gừng.

– Cho người bệnh ăn kẹo hoặc socola

Day huyệt Thái Dương – Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt).

– Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt.

– Day đi day lại với mức độ mạnh dần.

– Lặp lại động tác này 20 – 50 lần.

Day huyệt Phong Trì – Ngón trỏ đặt lên huyệt phong trì.

– Bốn ngón còn lại ôm lấy đầu, vừa day vừa bấm mạnh vào huyệt phong trì.

– Lặp lại động tác trên 10 lần.

Vuốt trán – Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương.

– Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?

3. Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà

Trước khi đo huyết áp, cần lưu ý nhắc người bệnh:

  • Đi tiểu sạch.
  • Hạn chế nói chuyện trước khi đo.
  • Ngồi nghỉ ngơi thoải mái trên ghế dựa có lưng. Tay và chân ở trạng thái thoải mái không tì đè, không bắt chéo hai chân.
  • Trước ngày khám nên nhắc nhở bệnh nhân mặc áo quần thoải mái, rộng rãi.

huyết áp bình thường, huyết áp bất thường

Trước khi đo cần ngồi nghỉ ngơi thoải mái trên ghế dựa có lưng

Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử tại nhà đúng và chính xác nhất:

Quấn vòng bít:

  • Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2-3cm.
  • Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu.
  • Lưu ý: vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì điều này cũng sẽ dẫn đến đo sai. Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay.
  • Siết vòng bít bằng khoá dán với lực vừa phải.
  • Vòng bít phải không chặt quá. Kiểm tra độ khít bằng cách đặt 2 ngón tay vào  khoảng hở giữa cánh tay và vòng bít, thấy không chặt quá là được.
  • Trong khi đo: đặt tay đeo vòng bít lên trên bàn, thoải mái và hơi cong sao cho vòng bít ngang tim.
  • Nhấn nút “START”, vòng bít tự động sẽ bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong. Số đo sẽ được hiển thị trên màn hình.

Trên đây YouMed đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về một trong số những thông số sức khỏe quan trọng mà bạn cần biết. Hãy lắng nghe và cảm nhận sức khỏe của chính bản thân mình. Khi phát hiện có bất kỳ điều gì bất thường, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được những chẩn đoán chính xác nhất nhé.

Thuốc ức chế men chuyển Captopril là gì? Captopril được dùng trong những trường hợp nào? Cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Captopril nhé: Kiểm soát huyết áp với thuốc ức chế men chuyển Captopril

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *