Tăng huyết áp tâm thu đơn độc có nguy hiểm?

Khi bác sĩ đo huyết áp, kết quả sẽ gồm 2 chỉ số: đầu tiên là huyết áp tâm thu – lực tác động lên các động mạch khi tim bơm máu; thứ hai là huyết áp tâm trương – lực tác động lên chúng giữa các kì tim co bóp. Thông thường, chỉ số huyết áp tâm thu được quan tâm nhiều hơn vì nó phản ánh khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan. Vậy huyết áp tâm thu là gì và tăng huyết áp tâm thu đơn độc có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể,  hãy cùng theo dõi thông qua bài viết sau của dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm nhé.

1. Huyết áp tâm thu là gì?

Khi tim đập, nó co bóp và đẩy máu qua các động mạch đến các cơ quan khác trong cơ thể. Lực này tạo ra áp lực lên các mạch máu, còn gọi là huyết áp tâm thu.

Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg).

Khi bác sĩ đo huyết áp, nó được biểu thị bằng hai chỉ số, thường viết dưới dạng một tỷ số, ví dụ: 120/80 mm Hg. Chỉ số trên là huyết áp tâm thu, là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra trong quá trình co bóp cơ tim. Chỉ số dưới là huyết áp tâm trương, là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp. Cả hai con số đều quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe tim của bạn. Chỉ số vượt quá phạm vi cho phép cho thấy tim bạn đang làm việc quá sức để bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương nói lên điều gì?

Huyết áp tâm thu và tâm trương giữ một hiệu số nhất định (chênh lệch) để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.

1. Trường hợp huyết áp tâm thu cao

Huyết áp tâm thu bình thường là dưới 120. Chỉ số từ 140 trở lên có nghĩa là huyết áp cao (còn gọi là tăng huyết áp).

Vậy huyết áp tâm thu bao nhiêu là bình thường và huyết áp tâm trương bao nhiêu là trong phạm vi cho phép?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức huyết áp trong phạm vi bình thường là khi:

  • Huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 140 mmHg.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 60 đến 90 mmHg.

Huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu

Bác sĩ sẽ chẩn đoán chúng ta bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Nếu chỉ số huyết áp của bạn ở trong phạm vi bình thường thì không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và kiểm soát cân nặng để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp phát triển. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện tình trạng. Nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp thì bạn cũng cần phải chú ý hơn đến lối sống của mình.

Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân để kịp thời phát hiện và điều trị chứng tăng huyết áp

Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân để kịp thời phát hiện và điều trị chứng tăng huyết áp.

2. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 130 nhưng huyết áp tâm trương của bạn dưới 80, thì đó gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Nó là loại cao huyết áp phổ biến nhất ở người cao tuổi.

Thường thì bệnh không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào cho đến khi nó gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao đôi khi được gọi là kẻ giết người thầm lặng.

Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp vô căn cũng là mối nguy hiểm rình rập đối với mọi người. Làm sao để nhận biết có phải bạn đang mắc phải tình trạng này hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Hậu quả của tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Tất cả các loại tăng huyết áp, bao gồm tăng huyết áp tâm thu đơn độc, có thể từ từ làm tổn thương bên trong các động mạch của bạn và gây ra những tổn thương nhỏ trên thành mạch. Một chất gọi là cholesterol LDL có thể tích tụ trong các mạch máu bị tổn thương đó và tạo thành mảng xơ vữa. Điều đó làm cho các động mạch hẹp hơn và làm tình trạng tăng huyết áp tiến triển xấu hơn. Khi điều đó xảy ra, các động mạch mang oxy đến tim có thể bị tắc nghẽn. Điều này có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Ở những nơi khác trên cơ thể, tình trạng này có thể làm căng các mạch máu trong mắt và làm mất thị lực hoặc làm hỏng các động mạch quanh thận.

Những ai dễ mắc tăng huyết áp tâm thu đơn độc?

  • Người già rất dễ mắc bệnh, vì huyết áp tâm thu thường tăng khi bạn già đi.
  • Hơn 30% phụ nữ trên 65 tuổi và hơn 20% nam giới mắc phải tình trạng này.
  • Nếu bố mẹ bạn bị huyết áp cao, có nhiều khả năng bạn sẽ mắc bệnh.
  • Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Điều trị như thế nào?

Nếu huyết áp tâm thu của bạn quá cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp hạ huyết áp. Các loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu để giúp thận đào thải nước và natri trong cơ thể.
  • Thuốc chẹn beta giúp tim đập chậm hơn, giảm áp lực cho tim.
  • Ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc thuốc chẹn kênh canxi để giãn mạch máu.
  • Thuốc ức chế Renin.

Ngoài những loại thuốc trên, bạn có thể tìm hiểu về: Thuốc điều trị tăng huyết áp Exforge

Việc tập luyện thể dục thường xuyên làm tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh lý về tim mạch

Việc tập luyện thể dục thường xuyên làm tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:

  • Nếu bạn hút thuốc, thì nên ngưng lại ngay. Nicotine trong khói thuốc lá có thể làm tăng huyết áp của bạn.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống.
  • Cắt giảm rượu (nếu bạn có uống).
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường.
  • Tập thể dục đều đặn.

Tăng huyết áp là tình trạng hết sức phổ biến hiện nay. Bệnh tiến triển thầm lặng, và gây hậu quả xấu trên các cơ quan khác nhau. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, thì bạn cũng cần chú ý theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân. Một lối sống lành mạnh, chăm sóc bản thân đúng cách sẽ giúp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp tiến triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *