Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến trong nhiều năm qua ở nước ta. Người bị cao huyết áp có chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường, là yếu tố nguy cơ nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch. Áp dụng lối sống lành mạnh là bước đầu tiên để điều trị tăng huyết áp. Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp đóng vai trò quan trọng. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học.
1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị cao huyết áp
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp hạn chế tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp (huyết áp mục tiêu cần đạt là
Giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
>> Có thể bạn quan tâm:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều người bỏ bê việc dùng thuốc hằng ngày và lối sống không lành mạnh. Điều này sẽ âm thầm dẫn đến tổn thương nội tạng và cơn tăng huyết áp cấp cứu. Tình trạng tăng huyết áp cấp cứu có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Cho nên, bạn cần trang bị những kiến thức sơ cứu để ứng phó kịp thời. Vấn đề này đã được chia sẻ trong bài viết: “Tăng huyết áp cấp cứu và những điều cần biết“
2. Xây dựng chế độ ăn
Nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn cho người bị cao huyết áp như sau:
- Giảm năng lượng nếu có béo phì, thực đơn có năng lượng
Người thừa cân, béo phì có thể tính năng lượng theo mức chỉ số khối cơ thể (BMI):
- BMI từ 25 – 29,9 năng lượng ăn vào là 1.500 kcal/ngày
- BMI từ 30-34,9 năng lượng đưa vào là 1.200 kcal/ngày
- Với BMI từ 35 – 39,9 năng lượng ăn vào là 1.000 kcal/ngày
- Và BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày.
Những người bị cao huyết áp kèm theo béo phì hoặc rối loạn dung nạp đường (tiền đái tháo đường):
- Cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng.
Thực phẩm này dễ gây béo phì, thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ cứng động mạch. Thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng không nên để thừa cân.
>> Xem thêm: Tăng huyết áp: Các bài tập yoga hỗ trợ huyết áp
3. Nguyên tắc dinh dưỡng người cao huyết áp
Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp là chế độ ăn khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các sản phẩm sữa ít béo.
- Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protein: 15 –
- Lipid: 20 – 25% tổng năng lượng.
- Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no chiếm khoảng 7 –
- Chất béo khác chiếm
- Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày.
- Cholesterol
- Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal.
- Lượng natri: 1600 –
- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.
4. Lựa chọn thực phẩm cho người cao huyết áp
Thực đơn cho người cao huyết áp được khuyến nghị các phần ăn cụ thể của từng nhóm thực phẩm khác nhau.
Số lượng khẩu phần bạn có thể ăn phụ thuộc vào số lượng calo mà bạn tiêu thụ. Dưới đây là một ví dụ điển hình về các phần ăn dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.
4.1 Ngũ cốc nguyên hạt: 6–8 khẩu phần mỗi ngày
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì hoặc ngũ cốc, gạo lứt, lúa mì bulgur hay còn gọi là tấm lúa mì, hạt diêm mạch và bột yến mạch.
4.2 Rau xanh: 4–5 khẩu phần mỗi ngày
Chế độ ăn bao gồm tất cả các loại rau xanh.
4.3 Trái cây: 4–5 khẩu phần mỗi ngày
Tương tự như rau xanh, bạn sẽ ăn rất nhiều trái cây nếu đang tuân theo chế độ ăn này. Một số loại trái cây bạn nên ăn thường xuyên có thể là:
- Táo.
- Lê.
- Đào.
- Quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi…
- Các loại trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như dứa (thơm) và xoài.
4.4 Các sản phẩm từ sữa: 2–3 khẩu phần mỗi ngày
Bạn cần lưu ý rằng các sản phẩm sữa trong chế độ ăn nên chứa ít chất béo, ví dụ như sữa tách kem, phô mai và sữa chua ít béo.
4.5 Chất đạm (gà nạc, thịt và cá): tối đa 6 khẩu phần mỗi ngày
Bạn hãy chọn ăn thịt nạc hoặc cá. Đôi lúc, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một khẩu phần thịt đỏ, ví dụ như thịt bò hoặc thịt cừu, nhưng chỉ được từ 1–2 lần mỗi tuần.
4.6 Quả hạch, hạt và cây họ đậu: 4–5 khẩu phần mỗi tuần
Nhóm thực phẩm này sẽ bao gồm hạnh nhân, đậu phộng, hạt phỉ, hạt óc chó, hạt hướng dương và đậu Hà Lan.
4.7 Chất béo và dầu: 2–3 khẩu phần mỗi ngày
Chế độ ăn này khuyến nghị sử dụng dầu thực vật thay vì dùng những loại dầu khác. Những loại dầu thực vật này bao gồm bơ thực vật và các loại dầu chiết xuất từ cải dầu, ngô, ô liu hoặc nghệ tây. Bạn cũng có thể sử dụng mayonnaise ít chất béo để trộn salad.
4.8 Đồ ngọt (bánh kẹo và đường): tối đa 5 khẩu phần mỗi tuần
Để đảm bảo sức khỏe, đường cần được giữ ở mức tối thiểu trong chế độ ăn người cao huyết áp. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ những món đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt…
5. Thực phẩm hạn chế ăn cho người cao huyết áp
- Không nên ăn mặn, ăn các thức ăn có chứa hàm lượng muối cao.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng.
- Không nên ăn nhiều mỡ động vật.
- Không nên ăn nội tạng động vật.
- Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn.
- Mì ăn liền.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
Tăng huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên việc sử dụng thuốc hàng ngày, có một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể hạn chế được các biến chứng của tăng huyết áp gây ra.
Tăng huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên việc sử dụng thuốc hàng ngày, có một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể hạn chế được các biến chứng của tăng huyết áp gây ra.