Mách bạn cách phòng ngừa nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim của bạn chậm hơn bình thường tùy theo độ tuổi. Bình thường, nhịp tim của người lớn lúc nghỉ ngơi dao động từ 60 đến 100 lần trong 1 phút. Nhịp tim chậm thường là hậu quả do các bệnh lí tim mạch gây nên. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch này. Nếu biết cách kiểm soát các yếu tố này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim, từ đó phòng ngừa nhịp tim chậm.

1. Kiểm soát yếu tố nguy cơ

1.1. Tuổi tác

Những bệnh lí về tim mạch, thường gây chậm nhịp tim, rất thường gặp ở người lớn tuổi.

1.2. Yếu tố liên quan

Nhịp tim chậm tường liên quan đến tổn thương của tim trong các bệnh lí về tim mạch. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cũng làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm. Các yếu tố này bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Hút thuốc lá.
  • Đái tháo đường.
  • Nghiện rượu.
  • Sử dụng thuốc giải trí (Ma túy).
  • Lo lắng hoặc căng thẳng thần kinh.

Xem thêm: Nhịp tim chậm huyết áp thấp tình trạng không thể xem nhẹ

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

Tránh hút thuốc lá để phòng ngừa nhịp chậm

Tránh hút thuốc lá để phòng ngừa nhịp chậm

 

2. Cách phòng ngừa nhịp tim chậm

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa nhịp tim chậm là giảm nguy cơ mắc các bệnh lí tim mạch. Nếu bạn đã có bệnh tim, theo dõi và điều trị đầy đủ để giảm nguy cơ.

2.1. Thay đổi lối sống

Việc điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Hãy thực hiện các bước sau:

  • Rèn luyện thể chất và chế độ ăn lành mạnh: Sống 1 lối sống lành mạnh cho tim bằng cách tập thể dục thường xuyên. Đồng thời tuân thủ chế độ ăn ít chất béo, ít muối, ít đường, giàu trái cây, rau củ và các loại hạt.
  • Duy trì cân nặng lí tưởng: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Giữ huyết áp và cholesterole máu trong tầm kiểm soát: Thay đổi lối sống và uống thuốc theo toa để điều trị tăng huyết áp và tăng cholesterole máu.
  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc lá và không tự cai được, hãy đến gặp bác sĩ bàn về các phương án và chương trình có thể giúp bạn từ bỏ thói quen hút thuốc.
  • Dùng rượu bia mức độ vừa phải: Đối với người lớn khỏe mạnh, 1 lon bia đối với phụ nữ mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Còn đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống có thể uống tối đa 2 lon bia.
  • Không sử dụng các thuốc gây nghiện: Hãy đến gặp bác sĩ và bàn về các chương trình phù hợp có thể giúp bạn cai sử dụng các thuốc này.
  • Giảm căng thẳng: Tránh những căng thẳng không cần thiết, học kĩ năng đương đầu và xử lí chúng theo cách tốt nhất.
  • Khám sức khỏe định kì: Khám định kì và báo cho bác sĩ biết về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.

 
Tránh rượu bia để phòng ngiwaf nhịp tim chậm

Tránh rượu bia để phòng ngừa nhịp tim chậm

2.2. Kiểm soát hợp lý

Nếu bạn đã có sẵn bệnh lí tim mạch, hãy thực hiện các bước sau để giảm thiểu nguy cơ bị nhịp tim chậm hoặc các rối loạn nhịp tim khác:

  • Theo kế hoạch điều trị: Đảm bảo bạn hiểu và thực hiện đúng kế hoạch điều trị, uống thuốc theo toa bác sĩ.
  • Nhanh chóng báo bác sĩ khi bạn có bất kì thay đổi: Nếu các triệu chứng của bạn thay đổi hoặc nặng hơn, hoặc bạn xuất hiện triệu chứng mới, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Tập luyện thể dục phòng ngừa nhịp tim chậm

Tập luyện thể dục phòng ngừa nhịp tim chậm

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi trẻ nhỏ có mạch chậm, bố mẹ nên đưa bé đến ngay phòng cấp cứu. Người lớn và trẻ em có mạch chậm và triệu chứng nặng, như đau ngực hoặc ngất, nên đến bệnh viện ngay.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Có thay đổi về nhịp tim không giải thích được kéo dài trong vài ngày.
  • Bị nhịp tim chậm và có các cơn ngất xỉu
  • Có các cơn nhịp tim nhanh và chậm luân phiên nhau
  • Có các yếu tố nguy cơ tim mạch như tiểu đường hoặc hút thuốc lá kèm theo nhịp tim chậm
  • Có sẵn bệnh lí tim mạch và nhịp tim chậm

Khi nhịp tim chậm và có các triệu chứng như đau ngực, ngất hãy đến khám bác sĩ ngay

Khi nhịp tim chậm và có các triệu chứng như đau ngực, ngất hãy đến khám bác sĩ ngay

 

4. Kinh nghiệm khi đến gặp bác sĩ

4.1. Người bệnh

Lập danh sách:

  • Triệu chứng: Bao gồm cả các triệu chứng không liên quan đến tim, và thời điểm chúng xuất hiện.
  • Thông tin các nhân: Các căng thẳng bạn thường gặp, thay đổi lối sống gần đây, tiền sử bệnh lí của bản thân và gia đình.
  • Thuốc: Bao gồm tất cả các thuốc điều trị, vitamin và thuốc bổ đang dùng và liều dùng.

Nếu có thể, hãy đi chung với gia đình hoặc bạn bè để giúp bạn không bỏ sót các thông tin khi khám bệnh.

4.2. Câu hỏi khi gặp bác sĩ

  • Nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp tim chậm của tôi là gì?
  • Cần làm các xét nghiệm hay nghiệm pháp gì?
  • Phương án điều trị thích hợp nhất đối với tôi là gì?
  • Có thể theo dõi tim mình bằng cách nào?
  • Tình trạng tim có gây ra nguy cơ gì xấu không?
  • Bao lâu thì tôi cần tái khám?
  • Tôi có cần hạn chế các hoạt động của mình không?
  • Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng của tôi bằng cách nào?
  • Thuốc và các bệnh lí tôi đang có gây ảnh hưởng đến tình trạng tim của tôi không?

4.3. Câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn

  • Bạn có các cơn ngất thường xuyên không?
  • Có bất kì thứ gì, chẳng hạn như vận động, làm nặng hơn triệu chứng của bạn không?
  • Bạn có hút thuốc lá không?
  • Bạn có đang điều trị bệnh lí tim mạch, tăng huyết áp hay mỡ trong máu không?

Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim chậm hơn bình thường tùy theo độ tuổi. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim mạch, từ đó tăng nguy cơ bị nhịp tim chậm. Nếu bạn hoặc con bạn bị nhịp tim chậm và có triệu chứng, hoặc còn thắc mắc lo lắng gì, đừng ngại liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nhé. Và đừng quên những kinh nghiệm tụi mình đã bật mí để có buổi thăm khám thật tốt nhé.

Bác sĩ Đặng Hoàng Thiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *