Rò động tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm tim, các mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch dẫn máu từ tim tới các cơ quan để trao đổi Oxy và chất dinh dưỡng. Quá trình này xảy ra ở mao mạch. Sau khi trao đổi chất, máu nghèo chất dinh dưỡng từ mao mạch được hấp thu về tĩnh mạch. Máu từ tĩnh sẽ được vận chuyển về tim để hoàn thành vòng tuần hoàn. Quá trình này diễn ra liên tục, hoàn chỉnh để đảm bảo hoạt động của cơ thể. Bài viết này đề cập tới bệnh lý Rò động tĩnh mạch. Đây là bệnh lý xảy ra do sự thông nối bất thương giữa động mạch và tĩnh mạch. Bệnh lý có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt nếu là thông nối mạch máu lớn.

Rò động tĩnh mạch là gì?

  • Rò động tĩnh mạch là sự thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch mà không thông qua mao mạch. Các đường dò có thể là bẩm sinh hoặc là kết quả của quá trình khác.
  • Luồng máu đi qua đường dò làm giảm lượng máu đi xuống mao mạch. Hệ quả đầu tiên là các cơ quan bên dưới thiếu chất dinh dưỡng. Luồng máu bất thường lâu ngày sẽ đặt áp lực lên mạch máu làm tổn thương chúng. Nguy hiểm hơn còn có thể gây ra các bất thường về bất động học, gây nhiều hậu quả nặng nề.

rò động tĩnh mạch

Nguyên nhân của rò động tĩnh mạch là gì?

1. Rò động tĩnh mạch bẩm sinh

Một số người được sinh ra với một lỗ rò tĩnh mạch (bẩm sinh). Mặc dù lý do chưa rõ ràng, trong rò động tĩnh mạch bẩm sinh không phát triển trong bụng mẹ. Tức là chỉ khi sinh ra mới biểu hiện.

2. Bệnh lý di truyền

Rò động tĩnh mạch phổi có thể được gây ra bởi một bệnh di truyền (bệnh Osler-Weber-Rendu). Gây ra các thông nối động tĩnh mạch bất thường trong cơ thể của bạn, đặc biệt là trong phổi.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

3. Chấn thương xuyên thấu

Một lỗ rò động tĩnh mạch cũng có thể phát triển sau một chấn thương xuyên. Chẳng hạn như một vết thương do đạn hoặc đâm. Điều này có thể xảy ra nếu vết thương xuyên qua nơi một tĩnh mạch và động mạch giao nhau.

4. Biến chứng của thông tim

Lỗ rò động tĩnh mạch có thể phát triển như là biến chứng của một thủ thuật thông tim. Trong quá trình thông tim, ống thông được đưa vào một động mạch hoặc tĩnh mạch ở háng, cổ hoặc cánh tay và luồn thông qua các mạch máu của bạn đến trái tim của bạn. Nếu kim đi xuyên qua một động mạch và tĩnh mạch, điều này có thể tạo ra một lỗ rò. Tuy là biến chứng hiếm những vẫn có khả năng xảy ra.

5. Phẫu thuật tạo thông nối động tĩnh mạch

Đây là thủ thuật cần thiết ở những bệnh nhân cần chạy thận, lọc máu, dùng tuần hoàn nhân tạo… Ví dụ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu nhiều lần. Nếu kim chạy thận được đưa vào tĩnh mạch quá nhiều lần, tĩnh mạch có thể sẹo và bị phá hủy. Việc tạo một đường thông là cần thiết. Lỗ rò này thường được tạo ra ở cẳng tay hoặc đùi.

Mổ thông nối động tĩnh mạch

Mổ thông nối động tĩnh mạch

Yếu tố nguy cơ dễ bị rò động tĩnh mạch

Các điều kiện di truyền hoặc bẩm sinh là yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một lỗ rò trong tĩnh mạch có thể tăng do một số yếu tố nhất định, bao gồm:

  • Thông tim, đặc biệt là nếu các thủ tục liên quan đến các mạch máu.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp). Một số thông nối động tĩnh mạch thời kì bào thai khi sinh ra bị thoái hóa thành dạng xơ. Tuy nhiên nếu huyết áp liên tục cao sẽ tạo áp lực làm đường thông này nới rộng ra.
  • Béo phì.
  • Một số loại thuốc, bao gồm cả một số chất làm loãng máu (thuốc kháng đông) và thuốc được sử dụng để kiểm soát chảy máu (chống fibrinolytics).
  • Người cao tuổi.
  • Giới nữ.

Biến chứng của rò động tĩnh mạch là gì?

Không được điều trị, rò động tĩnh mạch có thể gây các biến chứng, một số có thể nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

  • Suy tim. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của các lỗ rò động tĩnh mạch lớn. Luồng thông nối động tĩnh mạch gây ra bất thường huyết động. Cụ thể máu về tim nhanh hơn, huyết áp ngoại biên thấp hơn. Lâu dần, tăng cường độ làm việc của tim có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến suy tim.
  • Tạo cục máu đông. Một lỗ rò động tĩnh mạch ở chân có thể gây ra các cục máu đông. Các cục huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tính mạng nếu gây thuyên tắc phổi. Tùy thuộc vào nơi lỗ rò, nó còn có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Đau chân. Một lỗ rò trong chân cũng có thể làm cho bạn phát triển đau ở chân.
  • Chảy máu. Dị tật rò động tĩnh mạch có thể dẫn đến chảy máu, bao gồm vào hệ thống tiêu hóa.

Triệu chứng của rò động tĩnh mạch là gì?

Biểu hiện của rò động tĩnh mạch rất đa dạng tùy vào vị trí rò. Các lỗ rò nhỏ thường sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Rò động tĩnh mạch lớn có thể gây ra dấu hiệu và triệu chứng, thậm chí nguy hiểm. Triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ánh tía, phồng tĩnh mạch mà bạn có thể nhìn thấy qua da, tương tự như giãn tĩnh mạch.
  • Sưng ở cánh tay hoặc chân.
  • Giảm huyết áp.
  • Mệt mỏi.
  • Suy tim.

rò động tĩnh mạch

Sưng cánh tay

Một lỗ rò động tĩnh mạch trong phổi là một tình trạng nghiêm trọng và có thể gây ra:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Ngon tay dùi trống.
  • Ho ra máu.

Rò động tĩnh mạch trong đường tiêu hóa có thể gây chảy máu ở đường tiêu hóa.

Chẩn đoán rò động tĩnh mạch như thế nào?

Chẩn đoán rò động tĩnh mạch cần phối hợp hỏi bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và xét nghiệm. Bác sĩ sử dụng ống nghe để nghe dòng máu thông qua khu vực nơi có thể có lỗ rò. Lưu lượng máu thông qua lỗ rò làm cho một âm thanh được gọi là âm thổi.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một lỗ rò, sẽ có các xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán. Chúng có thể bao gồm:

  • Siêu âm Doppler mạch máu. Siêu âm là cách hiệu quả nhất và phổ biến để kiểm tra một lỗ rò động tĩnh mạch. Đặc biệt dễ dàng và tiết kiệm nếu lỗ rò trong các mạch máu của chân hoặc cánh tay.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) mạch máu. Chụp CT mạch máu cho phép bác sĩ để kiểm tra động mạch thông qua hình ảnh. Hệ thống mạch máu được hiện rõ thông qua thuốc cản quang được đưa vào máu.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ mạch máu (MRA). Chụp cộng hưởng từ mạch máu được sử dụng để khảo sát khi lỗ dò nằm sâu trong cơ thể. Đặc biệt là lỗ rò nằm quanh mô mềm khó chẩn đoán. Nó sử dụng kỹ thuật tương tự như hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), nhưng cũng bao gồm việc sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt giúp tạo ra hình ảnh của các mạch máu.

Tùy vào tình trạng lâm sàng và biểu hiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho các xét nghiệm phù hợp.

Điều trị rò động tĩnh mạch như thế nào?

Các lỗ rò nhỏ không có triệu chứng thường không cần điều trị. Nếu rò động tĩnh mạch lớn, thường có các phương pháp điều trị sau:

  • Nén dẹp lỗ dò bằng siêu âm. Lỗ rò trong tĩnh mạch ở chân và dễ dàng nhìn thấy trên siêu âm có thể được điều trị bằng siêu âm nén. Trong điều trị này, một đầu dò siêu âm được sử dụng để nén lỗ rò. Từ đó chặn lưu lượng máu đến các mạch máu bị tổn thương. Thủ tục này chỉ mất khoảng 10 phút. Nhưng nó có tỉ lệ thành công thấp, khoảng 1 trong 3 người.
  • Đặt stent chặn lỗ rò. Bác sĩ sẽ đưa stent vào động mạch tại vị trí lỗ rò để che nó lại. Điều này giúp cản trở dòng máu qua lỗ rò. Tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ tạo cục máu đông tại chỗ đặt stent.

stent

Stent
  • Phẫu thuật. Nếu các phương pháp trê thất bại hoặc chống chỉ định, phẫu thuật sẽ được cân nhắc. Các loại phẫu thuật bạn sẽ cần phụ thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò.

Rò động tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu tương đối hiếm gặp. Bệnh có thể âm thầm không triệu chứng nhưng cũng có biến chứng nặng nề. Lỗ rò có thể điều trị dứt điểm mà không để lại hậu quả nếu được xử lý đúng. Theo dõi biểu hiện bệnh, phát hiện kịp thời và điều trị đúng đắn là cách để khắc phục hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *