Vitamin K và các vấn đề về tim mạch

Vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K thì máu sẽ không thể đông được. Điều này có thể dẫn đến xuất huyết, tử vong. Không chỉ vậy, giữa vitamin K và các vấn đề về tim mạch cũng có mối liên hệ với nhau. Hãy cùng tìm hiểu về vitamin K và mối liên hệ đặc biệt này trong bài viết sau đây.

Vitamin K là gì?

Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo, là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan.

Vitamin K đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu. Nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này thì khi có tổn thương bộ phần bên ngoài hoặc bên trong cơ thể thì máu sẽ không thể đông được. Điều này dẫn đến tình trạng xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, Vitamin K giúp hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và sự trao đổi canxi trong máu. Cùng với Canxi, vitamin K giúp tạo nên hệ xương vững chắc. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K thì sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương. Vitamin K và các vấn đề về tim mạch cũng có mối liên quan mật thiết với nhau.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.

Phân loại

Vitamin K là tên gọi chung dành cho nhóm các loại vitamin K.

  • Vitamin K1 (phytomenadione): là loại vitamin tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, cà chua, các loại rau họ cải, rau má…
  • Vitamin K2 (menaquinone): được tạo ra bởi các lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, vitamin K2 cũng được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại thịt, pho-mát, trứng, phô mai lên men, các sản phẩm được lên men từ đỗ tương,…
  • Vitamin K3 (menadione): là một loại vitamin nhân tạo được tổng hợp bằng phản ứng hóa học từ vitamin K1 và K2. Vitamin K3 thường được dùng trong các loại thức ăn cho chó mèo, gia súc, gia cầm,… Vitamin K3 có độc tính.
  • Bên cạnh đó còn có các vitamin K tổng hợp như: Vitamin K4, K5,..

Công dụng của vitamin K

Vitamin K được bào chế thành thuốc và thường được sử dụng trong các trường hợp như:

  • Tác động, ngăn ngừa các vấn đề về đông máu ở trẻ sơ sinh do thiếu vitamin K.
  • Dùng trong điều trị xuất huyết do các thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc salicylate, sulfonamide,…
  • Sử dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin K trong cơ thể.
  • Ngăn ngừa và điều trị xương yếu. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng ngứa do bệnh xơ gan mật.
  • Sử dụng vitamin K2 trong điều trị loãng xương, mất xương do sử dụng steroids.
  • Sử dụng vitamin K2 trong việc hạ cholesterol máu ở những người lọc máu.
  • Thoa vitamin K lên da để điều trị tĩnh mạch mạng nhện, các vết bầm, tím, vết sẹo, rạn da, bỏng,…
  • Điều trị bệnh trứng cá đỏ, mụn đỏ trên da.
  • Vitamin K được dùng trong phẫu thuật nhằm thúc đẩy quá trình làm lành da và giảm các vết sưng, bầm

Vitamin K2 có trong phô mai

Vitamin K2 có trong phô mai

Vitamin K và các vấn đề về tim mạch

1. Thiếu hụt Vitamin K gây ra bệnh suy tim

Vitamin K và các vấn đề về tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vitamin K2 liên quan trực tiếp đến sự vôi hóa động mạch. Bởi sự thiếu hụt vitamin K2 sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Theo thống kê thì có tới 57% bệnh nhân tử vong do ngừng tim thiếu vitamin K2. Do đó, việc bổ sung vitamin K2 vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống các vấn đề về tim mạch.

2. Vitamin K giúp phòng chống xơ hóa động mạch ở người cao tuổi

Xơ hóa động mạch là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ. Đây là căn bệnh thường gặp phải ở người cao tuổi. Bệnh có nguyên nhân do tuổi cao chứ không liên quan đến lượng cholesterol.

Thông thường, động mạch ở trạng thái bình thường thường mềm mại, có thể gấp lại dễ dàng. Bên trong thành động mạch có lớp cơ trơn. Khi động mạch co lại có tác dụng co bóp lưu thông máu. Khi động mạch bị xơ cứng, thì khả năng co bóp sẽ giảm xuống hoặc không thể co bóp được.

Xơ hóa động mạch dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ ở người cao tuổi

Xơ hóa động mạch dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ ở người cao tuổi

Vitamin K2 có khả năng bảo vệ người cao tuổi khỏi căn bệnh xơ hóa động mạch này. Vitamin K2 có khả năng giữ không cho canxi và phospho trong máu lắng đọng trong các thành mạch. Bên cạnh đó Vitamin K2 còn làm đảo nghịch hiệu quả của thức ăn không tốt cho tim. Vitamin K dường như có thể làm dừng quá trình vôi hóa, cứng thành mạch máu.

Các thực phẩm giàu Vitamin K

Có rất nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin K tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vitamin K là loại vitamin tan trong dầu. Do đó, để cơ thể hấp thụ tốt lượng vitamin K tự nhiên này bạn cần phải tiêu thụ chúng cùng với chất béo.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, lượng vitamin K cần thiết cần bổ sung cho cơ thể là: 75 microgram/ ngày đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi và 120 microgram/ngày đối với người trên 19 tuổi.

Vitamin K chủ yếu được tìm thấy ở các loại rau, trái cây màu xanh đậm, các loại rau họ cải, thực phẩm lên men và các sản phẩm động vật.

Vitamin K có nhiều ở các loại rau, trái cây màu xanh đậm

Dưới đây là các thực phẩm giàu vitamin K tự nhiên bạn nên sử dụng bao gồm:

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi hay rau bina là thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin K và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại rau này chế biến khá đơn giản và ngon miệng.

2. Basil (húng quế)

Húng quế cũng là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin K. Chỉ với một lượng nhỏ húng quế khô là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể.

3. Cải xoăn

Cải xoăn là loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe với nhiều công dụng như: giúp ngăn ngừa ung thư, giảm thiểu lượng cholesterol trong cơ thể,… Đặc biệt, cải xoăn cũng là thực phẩm giàu vitamin K tự nhiên.

4. Bắp cải

Nếu bạn không thích sử dụng cải xoăn trong bữa ăn của mình thì bắp cải cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin K tự nhiên. Bạn có thể sử dụng bắp cải trong bữa ăn của mình để cung cấp vitamin K cho cơ thể.

Bắp cải cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin K tự nhiên

Bắp cải cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin K tự nhiên

Tuy nhiên, lượng vitamin K có trong bắp cải không nhiều như trong cải xoăn. Nhưng chỉ cần sử dụng một nửa cây bắp cải là bạn đã cung cấp lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể trong ngày rồi đó.

5. Măng tây

Măng tây từ lâu đã được mệnh danh là “rau hoàng đế”. Đây là một loại thực phẩm có hương vị thơm ngon đặc trưng. giàu vitamin tốt cho sức khỏe. Măng tây cung cấp cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng vitamin K có trong măng tây cực kỳ cao.

6. Mùi tây

Rau mùi tây là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực. Đặc biệt, mùi tây cũng là thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin K. Chỉ cần sử dụng 2 muỗng cafe mùi tây là bạn đã cung cấp lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể trong ngày.

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, hàm lượng vitamin K có trong bông cải xanh ở mức cao.

Bên cạnh các thực phẩm trên, vitamin K còn có nhiều ở các thực phẩm như: Cần tây, cây ngón tay, dưa chuột, rau xà lách, cà rốt, trứng, ớt bột, dầu Olive, trái cây sấy khô, đinh hương,…

Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều khía cạnh của sức khỏe. Việc bổ sung đầy đủ vitamin K cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng vitamin K mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải rủi ro khi sử dụng.  Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về vitamin K và các vấn đề về tim mạch. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *