Rối loạn lipid máu là một loại bệnh lý phổ biến thường gặp. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị cụ thể, bệnh sẽ gây nên những biến chứng khôn lường. Một trong những điều quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh chính là vấn đề dinh dưỡng. Vậy bạn có biết đâu là chế độ dinh dưỡng người rối loạn lipid máu hợp lý không?
Rối loạn lipid máu là gì?
Hiểu rõ về rối loạn lipid máu sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về dinh dưỡng người rối loạn lipid máu. Các loại lipid máu trong cơ thể có thể kể đến gồm: cholesterol xấu, cholesterol tốt, triglyceride.
Rối loạn lipid máu sẽ xảy ra khi một hoặc nhiều loại lipid có dấu hiệu tăng, giảm. Tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride, tăng cholesterol xấu hoặc giảm cholesterol tốt đều là triệu chứng của rối loạn lipid.
Đây cũng là một trong những loại bệnh lý thường gặp như huyết áp cao, đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và có phương hướng điều trị, bệnh có thể để lại những biến chứng khôn lường.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm hay không?
Nếu được phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị hợp lý, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều cho bạn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng người rối loạn lipid máu không hợp lý sẽ gây nguy hiểm rất lớn.
Việc cholesterol xấu tăng là điều kiện thuận lợi cho mảng bám tích tụ gây xơ vữa động mạch. Mảng bám càng dày lên, động mạch cũng ngày càng bị thu hẹp khiến máu khó chảy qua. Nguy hiểm hơn, mảng bám có thể vỡ ra tạo thành các cục máu đông gây ra các biến chứng sau:
Bệnh tiểu đường
Khi các cholesterol xấu tăng lên trong máu, bệnh tiểu đường có thể sẽ xuất hiện vào lúc này. Việc này sẽ gây nguy hiểm lớn cho bạn. Việc hai bệnh lý xuất hiện cùng lúc sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn hơn.
Bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành chính là một trong những vấn đề về tim có khả năng gây tử vong cao hiện nay. Mảng bám tích tụ càng nhiều sẽ càng khiến máu khó di chuyển đến tim. Từ đó dẫn đến những cơn đau thắt ngực hoặc đau tim.
Đột quỵ
Khi các mảng bám bị vỡ làm xuất hiện các cục máu đông, oxy sẽ khó được vận chuyển lên máu. Điều này sẽ gây nên những cơn đột quỵ bất ngờ, khiến nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu
1. Các chất dinh dưỡng gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân lớn nhất khiến bạn mắc phải rối loạn lipid máu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Sử dụng nhiều mỡ động vật, thức ăn chứa cholesterol xấu, rượu bia, thuốc lá… đều khiến bạn mắc bệnh. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng người rối loạn lipid máu hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
2. Cách cải thiện bữa ăn
Muốn cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng dưới đây. Chúng sẽ rất có ích nếu bạn muốn giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa được xơ vữa động mạch:
- Cách điều trị tốt nhất cho người rối loạn lipid máu chính là giảm cân. Bạn nên giảm từ từ trong từng khẩu phần ăn chứ không nên giảm quá đột ngột. Điều này không chỉ giúp cải thiện rối loạn lipid máu mà còn giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
- Cố gắng uống đủ lượng nước mà cơ thể bạn cần mỗi ngày.
- Nên tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể. Thay các loại thực phẩm chế biến từ gạo thông thường thành gạo lứt hoặc gạo nguyên vỏ.
- Nếu bạn cùng lúc mắc phải các bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim… Bạn cần áp dụng chế độ ăn nhạt hơn với bình thường.
- Bạn cần phải tiêu thụ chất béo không bão hòa thay vì các chất béo bão hòa.
- Tăng cường cung cấp đạm cho cơ thể bằng cách ăn các loại thịt ít béo. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên ăn đậu nành. Chúng vừa có nhiều đạm, lại vừa có khả năng giảm nồng độ cholesterol toàn phần.
- Ăn nhiều rau quả hơn để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho cơ thể.
3. Khi bị rối loạn lipid máu, bạn nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng người rối loạn lipid máu hợp lý hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên ăn khi nếu gặp phải bệnh này:
- Bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc được chế biến thô như bánh mì đen, gạo thô…
- Chỉ sử dụng những loại sữa không béo.
- Thay thế dầu động vật bằng các loại dầu thực vật không bão hòa như: dầu ô liu, đậu nành…
- Rong biển có khả năng ngăn ngừa việc hình thành mảng bám trên thành động mạch. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm cholesterol xấu.
- Súp lơ là một trong những loại rau củ có thành phần chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. Vừa làm giảm, lại vừa tiêu trừ được cholesterol lắng đọng trên thành mạch.
- Các loại nấm đều có khả năng làm giảm cholesterol xấu.
- Với thành phần chứa nhiều protein, táo sẽ giúp bạn làm giảm được nồng độ cholesterol trong máu.
- Bổ sung đạm cho cơ thể bằng thịt nạc, thịt gia cầm không da, cá béo. Tuy nhiên, đối với cá béo, bạn chỉ nên sử dụng tối thiểu 2 lần/tuần.
- Ngoài tác dụng giảm cholesterol, hành tây còn giúp làm giảm độ nhớt của máu.
- Tỏi không chỉ giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Nó còn có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành máu đông. Tuy nhiên, nếu bạn bị đồng thời cả rối loạn lipid máu và các bệnh dạ dày, bạn không nên sử dụng tỏi.
- Ăn nhiều dưa leo để tăng quá trình đào thải và giảm hấp thụ cholesterol.
- Ớt, mướp đắng, mầm đậu xanh đều là những loại thực phẩm quen thuộc. Chúng chứa nhiều vitamin C nên giúp cải thiện tuần hoàn cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nên phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
- Kiwi cũng là một loại trái cây mà bạn nên sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu. Hàm lượng dinh dưỡng cao trong kiwi giúp tăng cường lưu thông máu nên hạn chế hình thành máu đông. Từ đó các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch cũng được đẩy lùi.
Người bệnh rối loạn lipid máu không nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm bạn có thể ăn, bạn cũng cần tránh xa những loại thực phẩm dưới đây. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ điều này vì dinh dưỡng người rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh:
- Các loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa…
- Nên tránh xa mỡ và da động vật. Bạn cũng không nên ăn thịt động vật chưa lọc mỡ như gạch cua, gạch tôm.
- Sữa béo nguyên kem.
- Thực phẩm làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa.
- Bơ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đường, mật. Bạn chỉ nên tiêu thụ 10 – 20 gam trong một ngày.
- Nội tạng động vật cũng là một trong những thực phẩm bạn cần tránh xa.
- Các loại thức ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh và cả mì ăn liền.
- Đồ ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo như pho mai, xúc xích, thịt nguội…
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá…
Với những người mắc bệnh nhẹ, thực hiện nghiêm túc chế độ dinh dưỡng người rối loạn lipid máu giúp bạn khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Người mắc bệnh nặng hơn cần cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng này. Tuy việc này không làm khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng vẫn giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dinh dưỡng người rối loạn lipid máu. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh vừa giúp cải thiện bệnh, vừa giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để được cập nhật những kiến thức về sức khỏe mới nhé! Cảm ơn vì đã theo dõi.