Stress tăng huyết áp: Lời giải đáp từ bác sĩ

Stress tăng huyết áp là một trong những vấn đề về tăng huyết áp mà không ít người quan tâm. Vậy thì trạng thái stress có ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Tất cả sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô giải đáp qua bài viết sau đây.

Stress tăng huyết áp có liên quan đến nhau không?

Stress là gì?

Stress hay căng thẳng tâm lý bao gồm cả căng thẳng tiêu cực và căng thẳng tích cực. Căng thẳng tích cực được gọi là eustress. Đây là loại căng thẳng thực sự có thể có lợi cho sức khỏe của con người. Không giống như căng thẳng tiêu cực, căng thẳng tích cực giúp tạo ra động lực. Đồng thời giúp tăng cường sự tập trung, năng lượng cũng như hiệu suất công việc. Đối với không trường hợp, loại căng thẳng này cũng có thể làm cho chúng ta cảm thấy thú vị.

Stress tâm lý ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

Stress tâm lý ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

Trái lại, căng thẳng tiêu cực thường gây ra trạng thái lo lắng, ưu phiền và giảm hiệu suất công việc. Nó cũng làm cho chúng ta cảm thấy không thoải mái. Bên cạnh đó, nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được khống chế kịp thời. Hầu hết các trường hợp stress trong cuộc sống là tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Những nguyên nhân của stress tâm lý

Khá nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng stress tâm lý. Theo các chuyên gia, một số tác nhân gây stress phổ biến trong cuộc sống bao gồm:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Xung đột, cãi vã giữa các thành viên trong gia đình.
  • Áp lực trong công việc gây nên tình trạng stress tâm lý.
  • Căng thẳng về vấn đề tài chính.
  • Stress tâm lý do mất mát người thân.
  • Căng thẳng tâm lý do các vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như: bệnh mãn tính, cấp tính, sụt cân, suy nhược cơ thể,…
  • Chuyển đến một nơi ở mới, một nơi làm việc mới.
  • Đối mặt với các tình huống gây căng thẳng. Chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tội phạm, bạo lực…

Mối tương quan của stress tăng huyết áp

Trạng thái căng thẳng tâm lý có thể làm cho huyết áp của con người tăng tạm thời. Tuy nhiên, stress cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp trong một khoảng thời gian dài. Tất cả những lần huyết áp cao có liên quan đến stress trong thời gian ngắn có thể cộng gộp lại. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp trong thời gian dài. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tuyệt đối.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên tập luyện thể dục có thể làm giảm mức độ căng thẳng tâm lý. Và nếu bạn bị stress tăng huyết áp, bạn nên thực hiện các hoạt động nhằm kiểm soát sự căng thẳng. Đồng thời cải thiện sức khỏe của bạn một cách hiệu quả.

Ảnh hưởng của stress đến bệnh huyết áp

Khi tâm lý bạn căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sinh ra một lượng hormone tăng cao. Những hormone này tạm thời làm huyết áp của bạn tăng cao. Thông qua cơ chế kích thích bạn đập nhanh hơn và thu hẹp đường kính các mạch máu. Bên cạnh đó, khi bị stress, con người sẽ thực hiện một số hành vi nhất định. Trong đó, những hành vi có thể gây tăng huyết áp điển hình như:

  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ.
  • Ngoài ra, tình trạng tim mạch hoặc bệnh tim sẵn có có thể nặng lên do stress. Từ đó gây tăng huyết áp như:
  • Sự lo lắng.
  • Mất ngủ.
  • Hồi hộp, lo sợ, đánh trống ngực…

Ngoài ra, tình trạng trầm cảm, phiền muộn do căng thẳng có thể khiến bạn quên uống thuốc hạ áp hoặc thuốc tim mạch. Đây là nguyên nhân gián tiếp của stress tăng huyết áp.

Stress thường gây tăng huyết áp

Stress thường gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp liên quan đến stress có thể diễn biến từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi tình trạng căng thẳng đã được giải quyết, huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường. Mặc dù vậy, sự tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận…

Điều trị stress tăng huyết áp

Ý nghĩa của việc điều trị stress tăng huyết áp

Điều trị stress có thể giúp làm giảm huyết áp một cách trực tiếp và gián tiếp. Nắm vững các phương pháp quản lý stress có thể giúp bạn có những hành vi lành mạnh. Những hành vi ấy thường bao gồm cả những biện pháp giúp giảm huyết áp.

Những phương pháp chính điều trị stress tăng huyết áp

Sau đây là những phương pháp điều trị stress tăng huyết áp (có thể đơn lẻ hoặc phối hợp):

Điều trị bằng cách uống thuốc

  • Khi áp dụng cách này, bạn cần được sự tư vấn và kê toa của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm cả chuyên khoa Tâm thần và Tim mạch. Thuốc được chỉ định có thể bao gồm:
  • An thần, giảm lo âu.
  • Chống trầm cảm.
  • Ổn định khí sắc.
  • Nhóm thuốc hạ áp.
  • Thuốc ổn định nhịp tim.
  • Thuốc bổ,…

Điều trị bằng tâm lý trị liệu

Bạn có thể điều trị stress bằng biện pháp tâm lý trị liệu. Phương pháp này tốt nhất nên được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý. Hoặc các bác sĩ chuyên về tâm lý trị liệu.

Phương pháp điều trị tâm lý trị liệu

Phương pháp điều trị tâm lý trị liệu

Cách làm giảm stress để kiểm soát huyết áp

Một số phương pháp điển hình, giúp làm giảm stress và ổn định huyết áp bao gồm:

  • Đơn giản hóa thời gian biểu và lịch làm việc của bạn. Bạn thường xuyên cảm thấy áp lực về số lượng công việc, thời hạn hoàn thành công việc… Bạn hãy sắp xếp thời gian và lịch làm việc một cách khoa học và lành mạnh hơn. Ưu tiên thực hiện những việc quan trọng và chiếm nhiều thời gian trước. Sau đó đến những công việc còn lại.
  • Thư giãn tâm lý bằng cách hít thở: Việc hít thở chậm và sâu có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái tâm lý.
  • Tập thể dục, chơi thể thao: Hoạt động này là một trong những biện pháp giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả.
  • Thử tập yoga và ngồi thiền: Yoga và thiền định tăng cường giúp tăng cường sự tập trung của bạn và giúp bạn thư giãn. Những bài tập này cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn giảm nhẹ.
  • Ngủ đủ giấc (từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày): Ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể làm cho tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Nghe nhạc cũng là phương pháp giúp giảm stress rất hiệu quả.

Ngồi thiền là phương pháp giúp bạn kiểm soát stress hiệu quả

Ngồi thiền là phương pháp giúp bạn kiểm soát stress hiệu quả

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về stress tăng huyết áp. Từ đó, các bạn sẽ biết cách quản lý và giải quyết stress tâm lý. Mục đích là để tránh những hậu quả do stress gây ra. Trong đó có tình trạng tăng huyết áp khá nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *