Điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ: Lời khuyên từ bác sĩ

Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người trẻ ngày càng tăng cao. Điều này tạo ra nhiều nguy cơ mắc biến chứng, nhất là thận và tim mạch nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy thế nào là cách điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trẻ? Chúng ta cùng Bác sĩ Lương Sỹ Bắc tìm hiểu về cách điều trị bệnh cao huyết áp của người trẻ tại bài viết này nhé!

Vì sao người trẻ bị cao huyết áp?

Mọi người vẫn thường nghĩ tăng huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp là vô căn. Tức là không có nguyên nhân cụ thể. Ngược lại, tỉ lệ có nguyên nhân của cao huyết áp người trẻ cao hơn so với người cao tuổi.

Các nguyên nhân nguy hiểm có thể gây nguy hiểm, cần tầm soát kĩ là:

  • Mắc các bệnh lý thận mạn tính
  • U tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận gây mất cân bằng hormon trong cơ thể
  • Các bệnh tự miễn cũng có thể gây tăng huyết áp ở người trẻ
  • Rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa mạch máu

Lối sống kém lành mạnh cũng là nguyên nhân rất thường gặp nhưng ít nguy hiểm hơn:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Thức khuya liên tục, thường xuyên.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Chế độ ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ ăn chiên, xào.
  • Lối sống tĩnh tại, ít vận động, thừa cân, béo phì.

Người trẻ thường hay có tâm lý chủ quan, không chú trọng sức khỏe. Điều này rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Mỗi người nên nắm rõ cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ để có thái độ xử trí phù hợp.

Lối sống kém lành mạnh là nguy cơ gây tăng huyết áp người trẻ

Lối sống kém lành mạnh là nguy cơ gây tăng huyết áp người trẻ

Chẩn đoán cao huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp người trẻ là bệnh cao huyết áp được chẩn đoán trước 35 tuổi. Chẩn đoán cao huyết áp ở người trẻ cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ thường được phát hiện tình cờ. Đó là khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh vì nguyên do khác. Mặt khác tỉ lệ mắc bệnh không có triệu chứng lên tới 70%. Đó cần lưu ý khi có các triệu chứng bất thường của cơ thể. Một số triệu chứng thường như:

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nôn ói, hiện tượng ruồi bay trước mặt.
  • Bất ngờ té xỉu, yếu liệt tay chân hay mặt, khó nói hoặc nuốt.
  • Mặt hay đỏ phừng, bốc hỏa, tiểu đêm nhiều…

Một số dấu hiệu không điển hình của bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, mất tập trung…

Việc đo huyết áp để chẩn đoán xác định bệnh cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Do tính chất nghiêm trọng của bệnh, quá trình này trải qua nhiều bước với các nguyên tắc nghiêm ngặt. Mỗi độ tuổi có các mốc huyết áp sinh lý bình thường khác nhau. Ở người trưởng thành, huyết áp trên 140/90 mmHg được quy định là bất thường.

Bên cạnh đó, cần khám tuần soát để nhận biết các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do vậy, không nên tự đo huyết áp tại nhà mà nên tới bệnh viện. Chẩn đoán sớm góp phần lớn vào cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ.

Chẩn đoán tăng huyết áp người trẻ cần được bác sĩ trực tiếp thăm khám

Chẩn đoán tăng huyết áp người trẻ cần được bác sĩ trực tiếp thăm khám

Phương pháp điều trị cao huyết áp ở người trẻ

Cách điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trẻ là phải phối hợp uống thuốc và thay đổi thói quen sống.

Điều trị bằng thuốc

Cũng như các lứa tuổi khác, khi đã được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, bệnh nhân cần phải uống thuốc để kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường. Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ áp phù hợp với nhiều tình trạng bệnh nhân khác nhau.

Mỗi thuốc lại có liều, chỉ định và chống chỉ định khác nhau. Do đó bệnh nhân không nên tự điều trị mà phải tuân theo y lệnh của bác sĩ. Không nên bỏ thuốc vì điều trị huyết áp là quá trình lâu dài và chặt chẽ.

Tìm hiểu cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ

Tìm hiểu cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ

Thay đổi lối sống

Như đã nói ở trên, lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp người trẻ. Cần thay đổi toàn diện về cả thói quen sinh hoạt, chế độ ăn và chế độ tập luyện. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về lối sống lành mạnh ở phần dưới nhé.

Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ

Cách phòng ngừa đầu tiên là phải tới khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ. Khi đã được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị. Thay đổi lối sống lành mạnh là một trong những cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ. Một số phương pháp phòng ngừa tăng huyết áp người trẻ có thể áp dụng:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Không nên ăn thức ăn quá mặn.
  • Không nên ăn  đồ ăn đóng hộp hoặc chấm thêm nhiều gia vị.
  • Giảm đường và mỡ trong chế độ ăn, tăng chất đạm và chất xơ.
  • Không nên tiêu thụ quá nhiều quà bánh vặt, nước ngọt có ga.
  • Nên sử dụng thực phẩm đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Hạn chế uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá.

Chế độ sinh hoạt và tập luyện

  • Tích cực rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày tùy sức mỗi người.
  • Tránh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu…
  • Giảm cân, hạn chế béo phì, duy trì BMI từ 18,5-22,9.
  • Ngủ sớm,  không thức khuya lâu ngày. Xây dựng thời gian biểu trong ngày hợp lý.

Tập luyện cùng người khác sẽ khiến bạn có nhiều động lực hơn

Chế độ tập luyện và sinh hoạt góp phần vào điều trị cao huyết áp ở người trẻ

Nếu không được can thiệp kịp thời, tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mỗi người nên nắm rõ cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ để có thể chăm sóc bản thân. Tuân thủ phác đồ của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát tăng huyết áp người trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *