Những nguyên nhân tụt huyết áp không thể chủ quan

Tụt huyết áp có thể gây ra chóng mặt, mờ mắt đột ngột, thậm chí là ngất xỉu. Trong trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân tụt huyết áp là gì? Câu hỏi sẽ được giải đáp bới bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến ngay sau đây! 

Bệnh huyết áp thấp là gì?

Trước khi tìm hiểu rõ về nguyên nhân tụt huyết áp, chúng ta hãy lượt qua nhanh tụt huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch trong giai đoạn nhịp đập và nhịp nghỉ của mỗi nhịp tim. Huyết áp được thể hiện bởi 2 chỉ số, là huyết áp tâm thu và tâm trương. Ví dụ số đo huyết áp là 120/80 mmHg.

Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số trên. Đo áp lực lên thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi. Huyết áp tâm trương là chỉ số bên dưới. Đo áp lực trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Huyết áp bình thường ở người lớn dao động ở khoảng 120/80 mmHg.

Huyết áp có thể thay đổi tùy thuộc vào: nhịp thở, nhịp tim, mức độ căng thẳng, thể trạng, dinh dưỡng, thời gian trong ngày. Huyết áp thường thấp hơn vào ban đêm và tăng cao hơn khi thức dậy.

Tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và/hoặc tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và/hoặc tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và/hoặc tâm trương thấp hơn 60 mmHg

Biểu hiện hoa mắt chóng mắt có thể biểu hiện khi có sự thay đổi dù chỉ 20 mmHg. Ví dụ như huyết áp tâm thu giảm từ 110 xuống 90 mmHg. Bởi vì lúc này não không nhận đủ máu. Trường hợp nếu huyết áp tụt đột ngột do mất lượng lớn dịch trong cơ thể. Ví dụ như chảy máu không kiểm soát, nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng, có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân tụt huyết áp

Các nguyên nhân tụt huyết áp có thể gặp, bao gồm:

Đang mang thai

Do hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh trong thời kỳ mang thai, huyết áp có khả năng giảm xuống. Tình trạng này là bình thường và huyết áp thường trở lại mức bình thường sau khi sinh.

Bệnh về tim mạch

Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm: nhịp tim chậm, có các vấn đề về cơ tim, van tim, suy tim.

Vấn đề liên quan đến nội tiết

Bệnh tuyến cận giáp, suy thượng thận (bệnh Addison), hạ đường huyết có thể gây ra tụt huyết áp.

Mất nước, mất điện giải

Mất nước, mất điện giải là một trong những nguyên nhân tụt huyết áp thường gặp. Khi cơ thể mất nhiều nước hơn lượng nước cần thiết, có thể gây ra suy nhược, chóng mặt.

Mất nước, mất điện giải là một trong những nguyên nhân tụt huyết áp thường gặp. Khi cơ thể mất nhiều nước hơn lượng nước cần thiết, có thể gây ra suy nhược, chóng mặt

Khi cơ thể mất nhiều nước hơn lượng nước cần thiết, có thể gây ra suy nhược, chóng mặt

Các nguyên nhân có thể dẫn đến mất nước có thể do:

  • Sốt cao.
  • Nôn ói nhiều.
  • Tiêu chảy nặng.
  • Sử dụng quá liều thuốc lợi tiểu.
  • Tập thể dục quá mức gây đổ mồ hồi nhiều nhưng không bù đủ nước.

Mất máu

Mất nhiều máu, chẳng hạn như do: chấn thương lớn, xuất huyết nội tạng làm giảm lượng máu trong cơ thể có thể dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng.

Nhiễm trùng huyết – Sốc nhiễm trùng

Khi nhiễm trùng trong cơ thể xâm nhập vào máu, nó có thể gây ra tụt huyết áp đe dọa tính mạng. Tình trạng này được gọi là sốc nhiễm trùng.

Sốc phản vệ (Phản ứng dị ứng nặng)

Các tác nhân phổ biến của phản ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng này bao gồm thực phẩm, một số loại thuốc, nọc độc côn trùng. Sốc phản vệ có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng họng và tụt huyết áp nguy hiểm.

Thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống

Thiếu vitamin B-12, folate và sắt có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Hậu quả làm thiếu máu và tụt huyết áp.

>>> Xem thêm: Thiếu máu – Những thông tin bạn cần lưu ý

Sử dụng thuốc gây huyết áp thấp

Một số loại thuốc có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm: Nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, chẳng hạn như prazosin (Minipress), thuốc chẹn beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), v.v.

Những đối tượng nào có nguy cơ bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy không tìm được nguyên nhân tụt huyết áp rõ ràng nhưng vẫn có một số yếu tố nguy cơ làm cho đối tượng dễ bị huyết áp thấp, bao gồm:

  • Tuổi tác: Tụt huyết áp sau khi đứng dậy hoặc sau khi ăn chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi. Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người trẻ tuổi.
  • Sử dụng thuốc: Những người dùng một số loại thuốc (đã đề cập) có nguy cơ hạ áp.
  • Có vấn đề sức khỏe dặc biệt: Một số bệnh như Parkinson, tiểu đường và một số bệnh tim có nguy cơ cao bị huyết áp thấp.

Những người dùng một số loại thuốc (đã đề cập) có nguy cơ hạ áp

Người dùng một số loại thuốc có nguy cơ hạ áp

Cách xử trí khi bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Đôi khi chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và hiếm khi cần điều trị. Nếu bạn có các triệu chứng của tụt huyết áp, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, khi thuốc bạn đang sử dụng gây ra huyết áp thấp, điều trị thường bao gồm thay đổi hoặc ngừng thuốc hoặc giảm liều.

Nếu không rõ nguyên nhân gây ra huyết áp thấp hoặc không có phương pháp điều trị nào. Mục tiêu điều trị sẽ là tăng huyết áp của bạn và giảm các dấu hiệu và triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và thời điểm gây tụt huyết áp (tụt huyết áp sau khi đứng dậy, sau khi ăn, v.v) , bạn có thể xử lý theo những cách sau:

Sử dụng nhiều muối hơn trong khẩu phấn ăn

Các bác sỹ thường khuyên bạn nên hạn chế muối trong chế độ ăn uống của vì nạp nhiều natri (muối) vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp. Đối với những người bị huyết áp thấp, đây có thể là một cách để điều chỉnh huyết áp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn.

Uống nhiều nước hơn

Nạp thêm nhiều dịch làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước.

Mang vớ nén

Các loại vớ đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau, giảm sưng do giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm lượng máu tụ ở chân.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng). Ví dụ, thuốc fludrocortisone, giúp tăng thể tích máu, thường được sử dụng điều trị dạng huyết áp thấp này.

Các bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc midodrine để tăng mức huyết áp ở những người bị hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính. Thuốc hoạt động bằng cách hạn chế khả năng giãn nở của mạch máu và làm tăng huyết áp.

Sau bài viết đây bạn đã hiểu hơn về các nguyên nhân tụt huyết áp. Có một số nguyên nhân co thể tự khắc phục nhanh như bù nước, ăn mặn, bổ sung dinh dưỡng, v.v. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên có những triệu chứng tụt huyết áp, đừng ngần ngại đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *