Huyết áp cao kiêng ăn gì là một vấn đề mà hầu hết người bệnh cao huyết áp nên quan tâm. Bởi vì chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Vậy thì những loại thức ăn mà người bệnh cao huyết áp nên kiêng cử là gì? Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?
Bệnh cao huyết áp là gì?
Trước khi tìm hiểu huyết áp cao kiêng ăn gì nên bạn đọc nên biết qua khái niệm về bệnh cao huyết áp. Huyết áp của chúng ta có thể tăng cao hơn mức bình thường do một số nguyên nhân như:
- Uống cà phê, rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
- Ăn quá nhiều, quá mặn.
- Mới vận động thể lực mức trung bình đến nặng.
- Hồi hộp, lo lắng,…
Tuy nhiên, đây là trạng thái huyết áp tăng tạm thời và sẽ trở về bình thường một khoảng thời gian sau đó. Nếu như huyết áp tăng liên tục, bền bỉ ngày nay qua ngày khác thì rất có thể bạn đã bị bệnh tăng huyết áp. Bệnh cao huyết áp được chẩn đoán xác định khi huyết áp của một người cao hơn 140/90 mmHg. Đi kèm với tiêu chuẩn này là các điều kiện bổ sung như:
- Xuất hiện tổn thương cơ quan đích. Chẳng hạn như: Phù gai thị, suy thận, dày buồng tim,…
- Có các yếu tố nguy cơ cao của bệnh tăng huyết áp. Điển hình như: Tiền sử gia đình, thừa cân béo phì, thường xuyên căng thẳng,…
- Các triệu chứng kèm theo gợi ý tình trạng tăng huyết áp. Bao gồm: Mờ mắt, xây xẩm, chóng mặt,…
Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?
Bạn đọc nên tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Qua đó, các bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng huyết áp không nên ăn gì. Bệnh cao huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Trong những trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột, nó có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm sau đây:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Mất trí nhớ, thay đổi tính tình, mất tập trung, cáu kỉnh.
- Suy giảm ý thức tiến triển nhanh chóng và nặng dần.
- Đột quỵ nhồi máu não hoặc xuất huyết não.
- Tổn thương nghiêm trọng đối với động mạch lớn trong cơ thể của người bệnh. Điển hình là bệnh phình bóc tách động mạch chủ.
- Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Sự suy giảm đột ngột chức năng bơm máu của tim. Từ đó, áp lực mạch máu phổi tăng cao gây ra tình trạng phù phổi cấp
- Suy thận cấp.
- Các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật hoặc sản giật.
- Mù lòa.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp
Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp?
Nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người cao huyết áp, bạn sẽ biết được huyết áp cao kiêng gì. Nói chung, tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh lý này có thể đe dọa không hề nhỏ đến sức khỏe con người. Chế độ ăn uống thường ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị. Cũng như ảnh hưởng hiệu quả phòng ngừa căn bệnh này.
Nói về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra những quan điểm chung. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống một cách hòa bình với bệnh cao huyết áp. Đồng thời có thể kiểm soát tốt huyết áp nếu có một chế độ ăn uống hợp lý.
Trên thực tế, người bệnh tăng huyết áp vẫn đảm bảo được sức khỏe bình thường. Đồng thời kéo dài tuổi thọ cũng như chất lượng sống của mình. Một khi họ biết chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ. Họ nên biết cao huyết áp kiêng ăn gì và nên ăn gì.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn – cách giúp xác định huyết áp cao kiêng ăn gì
Nguyên tắc dinh dưỡng trong các bữa ăn
Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng, các vitamin cũng như chất khoáng. Đồng thời cần chứa ít natri, nhiều kali, giàu chất xơ. Chú ý giảm lượng lipid bão hòa cũng như tổng lượng lipid trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khuyến chế độ ăn giúp ổn định huyết áp. Đó chính là chế độ ăn với nhiều rau xanh, các sản phẩm sữa ít béo, các loại trái cây.
Mức năng lượng dao động trong khoảng 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó:
- Thành phần đạm chiếm 15 –
- Thành phần chất béo chiếm 20 – 25% tổng năng lượng. Trong đó: Acid béo bão hòa nên giảm thấp, đồng thời acid béo không bão hòa chiếm khoảng 7 –
- Đường bột chiếm tỷ lệ cân bằng tương đối với tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ từ khẩu phần ăn nên chiếm khoảng 14g trên mỗi 1.000kcal.
- Lượng natri từ 1,6 đến dưới 2g trong 1 ngày.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng. Chú ý bổ sung đầy đủ acid folic, vitamin B12, vitamin D, vitamin C.
Người bệnh cao huyết áp nên ăn uống:
- Ngũ cốc nguyên hạt. Chẳng hạn như: Các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành), yến mạch, hạt kê,…
- Trái cây. Bởi vì trái cây cung cấp vitamin C và vitamin E giúp ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch. Một số trái cây được khuyến khích như: Cam, táo, bưởi, đu đủ,…
- Các loại rau xanh. Chẳng hạn như: Bông cải xanh, rau diếp cá, rau chân vịt,…
- Sử dụng cá thu, cá hồi. Vì những loại cá này giàu chất Omega-3, giúp giảm chất béo có hại trong máu. Qua đó giúp ổn định huyết áp, giảm tình trạng xơ vữa thành mạch.
- Nước dừa tươi. Vì đây là thức uống giàu kali và axit lauric. Đây là hai hoạt chất giúp điều hòa huyết áp và giúp giảm mỡ máu.
Huyết áp cao kiêng ăn gì?
Nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn, chúng ta sẽ biết được người bị huyết áp cao không nên ăn gì. Sau đây là những loại thức ăn mà người bệnh cao huyết áp nên kiêng:
Thức ăn chứa nhiều muối
Đây chính là đáp án đầu tiên của câu hỏi huyết áp cao kiêng ăn gì. Vì chúng làm cho tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Natri trong muối ăn làm cơ thể giữ lại nhiều nước, làm cho tim đập nhanh hơn và gây ra tăng huyết áp. Natri còn làm cho các mạch máu trở nên hẹp hơn. Từ đó cản trở quá trình lưu thông máu và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo nhằm ổn định huyết áp. Đó là người bệnh tăng huyết áp chỉ nên dùng dưới 5 g muối natri mỗi ngày. Đây là lượng muối tương đương 1 muỗng cà phê, và dưới 2g Natri. Các thực phẩm chứa nhiều muối mà người bệnh nên kiêng như:
- Nước mắm
- Nước tương
- Thức ăn đóng hộp
- Lạp xưởng
- Xúc xích.
- Các thực phẩm khô như: Cá khô, tôm khô, tép khô,…
- Dưa cà, sốt gia vị, tương ớt,…
Đồ chua – đáp án về vấn đề bệnh huyết áp cao nên kiêng gì
Đồ chua mà bài viết muốn đề cập ở đây chính là những loại thức ăn có tính axit, có độ pH thấp. Trong nhóm thực phẩm này có những loại thức ăn, thức uống không những gây viêm loét dạ dày tá tràng. Mà đồng thời còn gây tăng huyết áp. Bao gồm:
- Cà phê
- Chocolate
- Nước ngọt có ga
- Muối tinh chế
- Rượu bia và các thức uống có cồn. Hoặc các món ăn nấu cùng với rượu bia.
Đồ đóng hộp – cần đặc biệt chú ý trong vấn đề bệnh cao huyết áp kiêng ăn gì
Đồ đóng hộp chứa hàm lượng muối cao (như đã nói ở trên). Đồng thời chứa nhiều hóa chất phức tạp. Nó không những ảnh hưởng xấu đến huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư sau này. Một số đồ đóng hộp mà nhiều người vẫn thường sử dụng như:
- Các loại cá đóng hộp.
- Dưa cải đóng hộp.
- Thịt bò đóng hộp: Bò hầm, bò bít tết,…
- Pate gan đóng hộp,…
Chất béo chuyển hóa/bão hòa
Chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa rất giàu cholesterol xấu. Khi vào cơ thể, chúng sẽ làm tăng nồng độ mỡ trong máu. Từ đó gây xơ vữa mạch và là một trong những cơ chế gây tăng huyết áp.
Nội tạng động vật, da gà, mỡ động vật
Loại thực phẩm này rất giàu cholesterol và chất béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều thực phẩm này làm gia tăng mỡ trong máu. Từ đó gây xơ vữa mạch và dẫn đến tăng huyết áp.
Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, pizza
Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, pizza không chỉ là đáp án cho vấn đề bệnh cao huyết áp nên kiêng gì. Đây còn là loại thức ăn không tốt cho sức khỏe con người nói chung nếu chúng ta tiêu thụ nhiều. Việc tiêu thụ nhiều loại thức ăn này rất dễ dẫn đến béo phì và các bệnh lý tim mạch. Trong đó có bệnh lý tăng huyết áp.
Tóm lại, chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất mật thiết đến huyết áp. Nắm được vấn đề huyết áp cao kiêng ăn gì, người bệnh sẽ tránh được những thực phẩm không nên ăn. Từ đó góp phần ổn định huyết áp, đồng thời giữ gìn sức khỏe của mình được tốt hơn.