Chúng ta đều biết sâm là một trong những thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nước sâm giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Vậy thì huyết áp cao có uống được sâm không? Nên uống như thế nào cho phù hợp? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng mà bác sĩ Nguyễn Lâm Giang dành tặng cho bạn đọc.
Bệnh huyết áp cao là gì?
Khái niệm về huyết áp và huyết áp bình thường
Trước khi tìm hiểu huyết áp cao có uống được sâm không, chúng ta nên biết bệnh cao huyết áp là gì. Bệnh cao huyết áp có tên gọi trong y học là bệnh tăng huyết áp. Huyết áp chính là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được đo bằng máy huyết áp cơ, huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế.
Theo định nghĩa, một người có huyết áp bình thường, tối ưu khi và chỉ khi:
- Huyết áp tâm thu (số huyết áp viết đầu) không quá 130 mmHg.
- Huyết áp tâm trương (số viết ở phía sau) không quá 80 mmHg.
Một khi huyết áp của bạn tăng cao hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 80 mmHg thì bạn đã bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, tình trạng huyết áp tăng này có thể tạm thời do một số nguyên nhân sau:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Vừa mới ăn no hoặc uống nhiều nước.
- Mới vận động thể lực như: Tập thể dục, thể dao, chạy bộ,…
- Mới sử dụng các chất kích thích. Chẳng hạn như: Cà phê, thuốc lắc, trà đậm,…
- Tâm lý hồi hộp, lo lắng, sợ hãi,…
Định nghĩa về bệnh tăng huyết áp
Để biết được người bị cao huyết áp có nên uống sâm không thì chúng ta nê biết quq định nghĩa về bệnh tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tăng cao trên 140/90 mmHg. Đồng thời, sự tăng huyết áp này không dao động mà bền vững. Nó kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Hoặc có thể kèm theo các triệu chứng thể hiện sự tổn thương cơ quan đích như:
- Mờ mắt, suy giảm thị lực.
- Chảy máu da niêm như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu,…
- Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ, hồi hộp đánh trống ngực.
- Tổn thương thận: Tiểu đạm, có máu trong nước tiểu, tiểu ít, phù mặt.
- Suy tim: Khó thở, phù tay chân, tĩnh mạch cổ nổi.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Đau đầu, xây xẩm, chóng mặt.
- Có thể xuất hiện một vài triệu chứng tâm thần. Chẳng hạn như: Mất ngủ, suy giảm trí nhớ, giảm sự tập trung chú ý,…
Những lợi ích của sâm – vấn đề quan trọng để giúp ta biết được cao huyết áp uống sâm được không
Để biết được cao huyết áp có dùng sâm được không, chúng ta nên biết qua những lợi ích của sâm.
Sâm là gì?
Chúng ta nên biết khái niệm về sâm trước khi tìm hiểu cao huyết áp có nên uống sâm không. Sâm là tên gọi tổng quát để nói về một số loại cây thân thảo. Củ và rễ của cây sâm được sử dụng làm thuốc hoặc nấu nước uống từ rất lâu đời. Loại cây này có nhiều chi họ không giống nhau nhưng chủ đạo là các loại thuộc chi Sâm. Có khá nhiều củ sâm với hình dáng tương tự hình người, nhất là nhân sâm.
Chính vì vậy, một số vị loại cây khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng hoặc củ tương tự cũng được dân gian gọi là sâm. Bên cạnh đó, sâm là một vị thuốc bổ. Chính vì thế, những vị thuốc khác có tác dụng bồi bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn liền với chữ “sâm”. Chẳng hạn như: hải sâm, sâm đất,…
Các loại sâm có ở Việt Nam – vấn đề bạn đọc nên biết trước khi tìm hiểu cao huyết áp uống sâm được không
Ở nước ta có một số loại sâm phổ biến sau đây:
- Bố chính sâm: Hiện nay được dùng làm thuốc thông tiểu, bổ khí, hạ sốt.
- Sâm cau: Có công dụng bổ thận, tráng dương, điều trị tiểu són ở người già.
- Đại hành sâm: Dùng để trị ho, đinh nhọt, da bị lở ngứa,…
- Sâm hoàn dương.
- Ngọc Linh sâm.
- Sâm Báo
- Sâm nam,…
Những tác dụng của có lợi của sâm – vấn đề bạn đọc nên tìm hiểu để biết được huyết áp cao có nên dùng sâm không
Sâm có thể được dùng làm nước tăng lực, nấu trà thảo mộc. Hoặc có thể dùng ngâm rượu, bổ sung vào các loại thực phẩm chức năng. Theo y học cổ truyền, sâm có vị ngọt và tính hàn. Sâm rất tốt cho các nội tạng của cơ thể. Sâm ở từng khu vực khác nhau sẽ có tác dụng không giống nhau. Nói chung, tất cả các loại sâm đều có những công dụng hữu ích sau đây:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Bồi dưỡng trí não, hỗ trợ sự phát triển tư duy, trí tuệ.
- Ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.
- Phòng chống lão hóa.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: Thiếu máu, viêm dạ dày, hen suyễn, các bệnh lý hô hấp,…
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
Những người huyết áp cao có uống được sâm không?
Một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm là người huyết áp cao có nên dùng sâm không. Nói chung, sâm có thể được cho hầu hết những người mắc bệnh mạn tính. Trong đó có bệnh tăng huyết áp.
Lợi ích của việc dùng sâm đối với người cao huyết áp
Tìm hiểu lợi ích của việc dùng sâm dành cho người cao huyết áp, chúng ta sẽ biết rõ hơn vấn đề người cao huyết áp có uống sâm được không. Những lợi ích tuyệt vời điển hình bao gồm:
- Sâm hỗ trợ giúp giảm lo âu, nâng cao năng suất làm việc, chống trầm cảm. Nhờ đó gián tiếp giúp ổn định huyết áp.
- Bảo vệ tế bào gan và thận. Đồng thời cải thiện sức co bóp cơ tim, giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Qua đó giúp ổn định huyết áp.
- Làm giảm mỡ máu và ổn định đường huyết, phòng chống khá hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là những yếu tố nguy cơ, yếu tố làm nặng thêm tình trạng huyết áp cao.
- Hỗ trợ công dụng ức chế kết tập tiểu cầu của các loại thuốc Đông y và Tây y.
Vì những lý do trên, chúng ta có thể phần nào khẳng định rằng sâm có tác dụng hữu ích đối với con người nói chung. Cũng như có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh cao huyết áp nói riêng. Đồng thời, sâm cũng giúp dự phòng khá hiệu quả những biến chứng do bệnh cao huyết áp gây nên.
Những lưu ý khi sử dụng sâm dành cho người cao huyết áp
Bên cạnh nắm được vấn đề cao huyết áp có uống được sâm không, chúng ta cũng nên chú ý một số vấn đề. Không phải lúc nào người cao huyết áp sử dụng sâm đều có lợi cho sức khỏe. Một số lưu ý bao gồm:
- Nên dùng liều lượng sâm vừa phải, không nên lạm dụng hoặc dùng liều sâm quá cao.
- Không nên uống cùng với các thuốc hạ áp. Hoặc dùng gần thời gian uống thuốc hạ áp. Bởi vì sâm có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
- Nên tập thể dục thể thao trong thời gian khoảng 01 tháng trước khi dùng sâm.
- Duy trì chế độ ăn nhạt và bổ sung thêm sữa đậu nành trong thời gian dùng sâm.
- Không sử dụng sâm khi đói để tránh tình trạng hạ huyết áp quá mức.
- Không dùng sâm vào buổi tối để hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp và nghiêm chỉnh tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Sâm chỉ được xem là thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng. Vì vậy, không dùng sâm để thay thế thuốc chữa bệnh tăng huyết áp.
Những thức uống khác tốt cho người huyết áp cao
Sau khi nắm được vấn đề người cao huyết áp có nên uống sâm, bài viết sẽ cung cấp thêm một số loại thức uống khác. Đây là những thức uống tốt cho người huyết áp cao. Một số thức uống điển hình bao gồm:
- Trà xanh
- Nước ép củ dền
- Sữa ít béo hoặc tách béo
- Sữa đậu nành ít đường hoặc không đường
- Nước ép trái lựu, trái việt quất
- Nước dừa
- Rượu vang đỏ
- Nước ép các quả họ cam chanh
- Nước ép cần tây
Tóm lại, bạn đọc đã biết được người cao huyết áp có nên dùng hồng sâm hay sâm nói chung được không. Bên cạnh đó còn có nhiều loại thức uống rất tốt cho người cao huyết áp. Những thức uống được liệt kê ở trên có đặc điểm chung là rất “ngon – bổ – rẻ” và rất dễ tìm.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn vấn đề huyết áp cao có uống được sâm không. Bên cạnh đó, người bệnh cũng lưu ý một số vấn đề quan trọng khi dùng sâm. Cũng như biết được những loại thức uống khác giúp ổn định huyết áp. Mục đích là để duy trì huyết áp ở mức bình thường, duy trì sức khỏe một cách tốt nhất.