Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Do đó, thuốc điều trị tăng huyết áp đã được nghiên cứu từ rất lâu. Hiện tại thuốc huyết áp rất đa dạng về cả chủng loại, tác dụng và cơ chế dược lý. Sử dụng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu phải tùy theo từng bệnh nhân và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Vậy thuốc huyết áp cao nào tốt? Mời bạn cùng bác sĩ Lương Sỹ Bắc tìm hiểu một số loại thuốc huyết áp phổ biến hiện nay.
Thuốc huyết áp cao nào tốt hiện nay?
Thuốc huyết áp Amlor1 2
Thành phần: Amlodipine.
Tác dụng: hạ huyết áp thông qua giãn mạch máu, chủ yếu là giãn động mạch. Cơ chế sinh lý của thuốc là ức chế hoạt động của kênh canxi trong cơ thể. Thuốc còn có thể được sử dụng để giảm cơn đau thắt ngực nếu có chỉ định.
Giá bán: Amlor 5mg dao động từ 260.000 – 500.000 đồng/1 hộp 30 viên tùy theo nhà sản xuất và địa chỉ bán.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Huyết áp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Chống chỉ định: nhịp tim nhanh, suy tim nặng chưa được kiểm soát và phù chân nặng.
Tác dụng phụ: rất đa dạng tùy cơ địa đáp ứng của từng bệnh nhân. Một số tác dụng phụ cần lưu ý là: đau đầu, tim đập nhanh, hạ huyết áp, phù tay chân…
Lưu ý: theo dõi các tác dụng phụ, cẩn trọng khi dùng trên bệnh nhân suy tim. Không phối hợp các thuốc cùng nhóm ức chế kênh canxi cùng nhau.
Thuốc huyết áp Coversyl1 2
Thành phần: Perindogril.
Tác dụng: là nhóm thuốc ức chế men chuyển Agiotensin I thành Agiotensin II. Thuốc có nhiều tác dụng lên các cơ quan trong cơ thể. Về phương diện huyết áp, thuốc hạ áp bằng cách dãn động mạch là chủ yếu.
Giá bán: Coversyl có 2 hàm lượng 5 mg và 10 mg. Giá bán giao động từ 5.000 – 10.000 đồng/viên tùy hàm lượng, nơi bán, nguồn gốc…
Chống chỉ định: Hẹp động mạch thận 2 bên, đang có thai hoặc cho con bú.
Tác dụng phụ: phổ biến nhất là ho khan, tụt huyết áp, phù mạch, tăng kali máu…
Lưu ý: thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân có bệnh thận, tăng kali máu. Lần đầu sử dụng nên dùng liều thấp tăng dần tránh tụt huyết áp nhanh.
Thuốc huyết áp Losartan1 2
Thành phần: Losartan.
Tác dụng: là nhóm thuốc ức chế thụ thể của Agiotensin II. Cơ chế tương tự như nhóm ức chế men chuyển.
Giá bán: thuốc Losartan có nhiều hàm lượng 25 mg, 50 mg, 100 mg. Giá bán giao động khoảng 75.000 đồng/1 hộp 30 viên tùy hàm lượng và nơi bán.
Chống chỉ định: tương tự nhóm thuốc ức chế men chuyển.
Tác dụng phụ: giống nhóm thuốc ức chế men chuyển nhưng tỉ lệ thấp hơn.
Lưu ý: không nên tự ý chuyển từ thuốc ức chế men chuyển sang ức chế thụ thể khi gặp tác dụng phụ. Quá trình này có chỉ định rõ ràng và phải có ý kiến bác sĩ.
Thuốc huyết áp Coveram1 2
Thành phần: Coveram là viên thuốc kết hợp giữa Coversyl (Perindogril) và Amlodipine.
Tác dụng: kết hợp cơ chế tác dụng của cả 2 nhóm thuốc Perindogril và Amlodipine.
Giá bán: thuốc có 2 hàm lượng 5 mg và 10 mg (ghi theo hàm lượng Perindogril). Giá giao động từ 175.000 – 195.000 đồng tùy hàm lượng và nơi bán.
Chống chỉ định và tác dụng phụ: kết hợp của 2 nhóm ức chế canxi và ức chế men chuyển.
Lưu ý: không sử dụng chung với các thuốc ức chế canxi và ức chế men chuyển khác.
Thuốc huyết áp Exforge1 2
Thành phần: Exforge là viên kết hợp giữa Amlodipine và Valsartan (thuốc ức chế thụ thể Agiotensine II)
Tác dụng: kết hợp các cơ chế của 2 nhóm thuốc ức chế canxi và ức chế thụ thể.
Giá bán: thuốc có 2 hàm lượng chính 10/160 mg và 5/80 mg. Giá dao động từ 325.000 – 355.000 đồng/1 hộp 28 viên tùy hàm lượng và nơi bán.
Chống chỉ định và tác dụng phụ: kết hợp của 2 nhóm ức chế canxi và ức chế thụ thể.
Lưu ý: không sử dụng chung với các thuốc ức chế canxi và ức chế thụ thể khác.
Thuốc huyết áp Concor1 2
Thành phần: Bisoprolol (thuốc ức chế beta giao cảm).
Tác dụng: giảm tác dụng của hệ thần kinh giao cảm qua thụ thể beta. Tác dụng Bisoprolol chọn lọc lên beta 1, tức chủ yếu là giảm nhịp tim.
Giá bán: thuốc Concor có 2 hàm lượng 2,5 mg và 5 mg. Giá giao động 92.000 đồng/1 hộp 30 viên.
Chống chỉ định: nhịp tim chậm, hen không kiểm soát, suy tim chưa ổn định.
Tác dụng phụ: có nhiều tác dụng phụ. Lưu ý các tác dụng phụ nguy hiểm là: co thắt phế quản, giảm dung nạp đường, tăng mỡ máu.
Lưu ý: thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân hen, COPD, suy tim.
Lời khuyên từ bác sĩ
Lựa chọn thuốc huyết áp như thế nào?
Như đã nói, từng loại thuốc huyết áp có chỉ định, chống chỉ định, tác dụng khác nhau. Sử dụng nhóm thuốc nào, liều lượng bao nhiêu phải cá thể hóa từng bệnh nhân. Khi đưa ra chỉ định thuốc cho bệnh tăng huyết áp cần lưu ý nhiều yếu tố. Từ tình trạng bệnh, bệnh đi kèm, chi phí… Bệnh nhân không tự ý điều trị vì có thể có các biến chứng, tác dụng phụ nặng nề.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Thuốc huyết áp cao nào tốt?” là còn tùy vào việc thuốc có được chỉ định đúng và phù hợp với bệnh nhân hay không.1
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp
Sau đây là một số lưu ý khi dùng thuốc tăng huyết áp:2
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự uống thuốc hay tự bỏ thuốc.
- Dùng thuốc đúng thời điểm trong ngày, tránh quên thuốc, nhầm thuốc, quá liều.
- Kết hợp thuốc với điều chỉnh lối sống. Chế độ dinh dưỡng và lối sống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
- Chú ý các tác dụng phụ của thuốc và báo lại cho bác sĩ.
- Điều trị tốt các bệnh lý đi kèm.
Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn uống thuốc hạ huyết áp đúng cách và hiệu quả
Không có thuốc huyết áp cao nào tốt nhất, chỉ có thuốc huyết áp phù hợp với bệnh nhân nhất. Sử dụng thuốc tăng huyết áp phải theo chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sử dụng tốt thuốc huyết áp kết hợp lối sống phù hợp mới có thể kiểm soát huyết áp.